LSO-Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ huyện Hữu Lũng, anh Hoàng Văn Trí, xã Tân Thành vừa nộp xong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cán bộ ở đây in ra một phiếu hẹn. Anh cho biết, anh không nghĩ rằng thủ tục được tiếp nhận nhanh như vậy, chỉ sau 5 phút cán bộ đã nhập các thông tin về thủ tục hành chính của anh vào máy tính và hẹn 5 ngày sau quay lại lấy kết quả. Đúng là so với cách vào sổ bằng tay như trước đây thì bây giờ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính khiến người dân không phải chờ lâu, tiết kiệm rất nhiều thời gian. Công chức Phòng Nội vụ huyện Hữu Lũng ứng dụng CNTT vào nhiệm vụ chuyên mônThời gian qua, việc ứng dụng CNTT không chỉ tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân khi giải quyết công việc hành chính mà còn giúp cho các cơ quan hành chính ở Hữu Lũng giảm chi phí; giúp cán bộ, công chức nâng cao...
LSO-Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ huyện Hữu Lũng, anh Hoàng Văn Trí, xã Tân Thành vừa nộp xong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cán bộ ở đây in ra một phiếu hẹn. Anh cho biết, anh không nghĩ rằng thủ tục được tiếp nhận nhanh như vậy, chỉ sau 5 phút cán bộ đã nhập các thông tin về thủ tục hành chính của anh vào máy tính và hẹn 5 ngày sau quay lại lấy kết quả. Đúng là so với cách vào sổ bằng tay như trước đây thì bây giờ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính khiến người dân không phải chờ lâu, tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Công chức Phòng Nội vụ huyện Hữu Lũng ứng dụng CNTT vào nhiệm vụ chuyên môn
Thời gian qua, việc ứng dụng CNTT không chỉ tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân khi giải quyết công việc hành chính mà còn giúp cho các cơ quan hành chính ở Hữu Lũng giảm chi phí; giúp cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả công việc chuyên môn. Anh Bùi Quốc Khánh – Chánh Văn phòng UBND huyện cho biết, hiện nay, máy tính đã được trang bị đầy đủ cho lãnh đạo UBND huyện và các bộ phận thuộc văn phòng. Mọi người đều sử dụng thành thạo phần mềm văn phòng điện tử – eOffice, internet, các phần mềm kế toán, soạn thảo văn bản, excel… Là cơ quan thực hiện rất nhiều công việc “không tên”, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) thì văn phòng sẽ không thể hoàn thành khối lượng công việc lớn như vậy và chi phí in ấn văn bản sẽ gấp đôi, gấp 3 lần so với chi phí hiện tại.
Không những vậy, với việc sử dụng internet, huyện Hữu Lũng còn thành lập cổng thông tin điện tử của huyện. Tại cổng thông tin này, Hữu Lũng cung cấp đầy đủ các bộ TTHC từ cấp tỉnh đến cấp xã, giới thiệu các văn bản pháp quy của tỉnh… Việc làm này đem lại tiện ích trong tra cứu thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn.
Ông Mai Xuân Thắng – Trưởng phòng Nội vụ huyện Hữu Lũng cho biết, đến nay, 13/13 cơ quan hành chính huyện đã được đầu tư CNTT vào giải quyết công việc với gần 100 máy vi tính, đạt 86% so với số lượng cán bộ, công chức làm việc (cao hơn tỷ lệ trung bình toàn tỉnh 6%). Với cấp xã, mỗi trụ sở làm việc có từ 3 – 7 máy tính. 100% cơ quan hành chính huyện và xã, thị trấn kết nối internet để khai thác thông tin và truyền dữ liệu (cao hơn tỷ lệ trung bình toàn tỉnh 25%). Các chương trình phần mềm cũng được ứng dụng rộng rãi như phần mềm “văn phòng điện tử” sử dụng từ năm 2009, phần mềm “một cửa điện tử” hoạt động từ đầu năm 2012, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý hộ tịch… giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành cũng như phục vụ đắc lực cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Về con người, hiện nay, 100% cán bộ, công chức cấp huyện và 85% cán bộ, công chức cấp xã sử dụng thành thạo máy tính.
Ông Long Văn Sơn – Chủ tịch UBND huyện cho biết, để ứng dụng hiệu quả CNTT vào cải cách hành chính, Hữu Lũng đã nâng cao nhận thức về công tác này trong lãnh đạo; nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cơ sở; khuyến khích, động viên kịp thời các sáng kiến của công chức trong việc ứng dụng CNTT; nghiên cứu chuẩn hóa quy trình, quy định hành chính trên CNTT để giảm bớt tính thủ công giấy tờ; nhanh chóng áp dụng các phần mềm chuyên ngành và các phần mềm hỗ trợ khác; chấp hành nghiêm các quy định về bảo mật và an ninh thông tin trong môi trường mạng. Những kết quả và kinh nghiệm trên đây sẽ là tiền đề để đến năm 2020, Hữu Lũng hoàn thành mục tiêu: hầu hết giao dịch giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với người dân, doanh nghiệp được thực hiện trên môi trường điện tử; 90% văn bản, tài liệu được thực hiện trên môi trường điện tử; đội ngũ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.
Minh Đức
Ý kiến ()