LSO-Hữu Lũng là huyện miền núi phía nam của tỉnh, với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60%, các dân tộc bản địa sinh sống từ lâu đời đó là: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan… Toàn huyện có 2 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III và 4 thôn đặc biệt khó khăn của 4 xã khu vực II. Nhìn chung ở những xã này đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, trong những năm qua, huyện Hữu Lũng đã quan tâm đưa các chương trình, dự án đến với đồng bào các dân tộc thiểu số như: Hỗ trợ vốn, cây, con, giống, tập huấn kỹ thuật giúp người dân phát triển kinh tế, xây dựng các công trình công cộng, chính sách định canh, định cư…đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con vươn lên cải thiện về mọi mặt của đời sống xã hội. Cùng với các chính sách hỗ trợ, huyện đã đồng loạt triển khai các chương trình, dự án...
LSO-Hữu Lũng là huyện miền núi phía nam của tỉnh, với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60%, các dân tộc bản địa sinh sống từ lâu đời đó là: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan… Toàn huyện có 2 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III và 4 thôn đặc biệt khó khăn của 4 xã khu vực II. Nhìn chung ở những xã này đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, trong những năm qua, huyện Hữu Lũng đã quan tâm đưa các chương trình, dự án đến với đồng bào các dân tộc thiểu số như: Hỗ trợ vốn, cây, con, giống, tập huấn kỹ thuật giúp người dân phát triển kinh tế, xây dựng các công trình công cộng, chính sách định canh, định cư…đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con vươn lên cải thiện về mọi mặt của đời sống xã hội. Cùng với các chính sách hỗ trợ, huyện đã đồng loạt triển khai các chương trình, dự án như: Chương trình 134, 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Quyết định 102/QĐ-TTg, Quyết định 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ… Việc triển khai, tổ chức thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, đúng đối tượng, đúng địa bàn người dân được hưởng lợi, người dân nhận đủ các nguồn hỗ trợ theo quy định. Các công trình xây dựng đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian.
Nông dân xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng phát triển mô hình kinh tế nuôi ong
Chỉ tính trong năm 2012, Hữu Lũng đã xây dựng được 1.367 công trình các loại bằng nguồn vốn 134,135. Trong đó, hỗ trợ nhà ở là 864 hộ, nước sinh hoạt phân tán là 454 hộ, 9 công trình nước sinh hoạt tập trung… Bên cạnh việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được huyện chú trọng. Năm qua, toàn huyện có 4.037 hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất; tổ chức được 87 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút trên 5.000 lượt người tham dự. Đồng thời, đã hỗ trợ cho 2.174 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách, hộ nghèo ở những nơi chưa có điện theo Quyết định 289/QĐ-TTg; hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo được 2.734 em. Cùng với đó, chính sách y tế, giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm, cơ sở vật chất trường lớp từng bước đảm bảo cho việc dạy và học; mạng lưới y tế xã được củng cố và tăng cường, đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân. Các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc thiểu số được coi trọng.
Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng khẳng định: Kết quả thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện đã tạo tiền đề cơ bản để huyện bứt phá về mọi mặt của đời sống xã hội. Đã giải quyết một phần nhu cầu bức thiết về cơ sở hạ tầng ở các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn; làm thay đổi tập quán canh tác, ý thức vươn lên trong cuộc sống… Nhờ đó, góp phần giảm số hộ nghèo toàn huyện xuống còn 18,57%, hộ cận nghèo còn 7,8%. Đồng thời, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hệ thống chính trị được chăm lo và củng cố, quốc phòng an ninh được đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, công tác dân tộc của huyện Hữu Lũng vẫn còn nhiều thách thức: tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn cao (chiếm khoảng gần 50%), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số lại chiếm số đông. Mặt khác, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn hạn chế, thu nhập bấp bênh, kinh tế không ổn định; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Để khắc phục tồn tại trên, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần có những giải pháp phù hợp: đào tạo nghề, đẩy mạnh giao đất, giao rừng, hỗ trợ sản xuất…nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn một cách bền vững. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động, tự lực của bà con nhân dân…Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội huyện nhà ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()