Hữu Lũng là địa bàn có tiềm năng phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ, hiện huyện đang triển khai dự án giải phóng mặt bằng xây dựng cụm công nghiệp địa phương Hữu Lũng với quy mô gần 50 ha. Đây là công trình rất quan trọng của huyện sử dụng nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn, hiện dự án đang triển khai giai đoạn 1 với diện tích thu hồi gần 10 ha. Công tác đo đạc kiểm đếm dự án đã cơ bản hoàn thành, hiện nay huyện đang chờ khung giá bồi thường vật kiến trúc mới của tỉnh ban hành sau đó tiến hành tính toán áp giá đền bù cho bà con. Ngoài ra huyện cũng đang triển khai dự án cải tạo chợ Hữu Lũng, hiện đang trong giai đoạn thương thảo với các hộ kinh doanh để có phương án xây dựng, khai thác hợp lý. Ngay trong quý III/2011, huyện cũng đồng loạt khởi động nhiều dự án GPMB lớn khác như dự án xây dựng tỉnh lộ 245 Phố Vị-Hoà Sơn-Hoà Lạc với tổng chiều dài gần 30km và dự án hệ thống trạm bơm thuỷ lợi Yên Bình-Hoà Bình-Quyết Thắng với năng lực tưới trên 1.200ha. Hai dự án này đang được chủ đầu tư và huyện tổ chức cắm cọc để thực hiện do đạc kiểm đếm trên thực địa. Khối lượng công việc là rất lớn và phức tạp, đòi hỏi các đơn vị được giao nhiệm vụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Vĩnh Phú, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Hữu Lũng - đơn vị thường trực của huyện thực hiện các bước về giải phóng mặt bằng cho biết, mỗi dự án đầu tư xây dựng đều gắn với công tác giải phóng mặt bằng và mỗi dự án lại có những cái khó, vướng mắc khác nhau, do vậy toàn bộ anh em được giao nhiệm vụ chỉ còn cách là thực hiện nhiệm vụ hết mình với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực tế hiện nay, khi thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án thường phát sinh những khó khăn vướng mắc từ người dân bị thu hồi tới những cơ chế chính sách của nhà nước đang dần được hoàn thiện. Do vậy, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết, một trong những kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng là phải kiên trì tuyên truyền những chính sách bồi thường hiện hành của nhà nước cho người dân bị thu hồi đất hiểu rõ bằng nhiều hình thức, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Ngoài ra, công tác đo đạc kiểm đếm đất đai, vật kiến trúc, đến tính toán phương án đền bù đòi hỏi phải tỉ mỉ chi tiết. Vì thế phải quan tâm xây dựng củng cố đội ngũ làm công tác bồi thường chuyên nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu. Không những vậy, trong khi với những cơ chế bồi thường hỗ trợ còn có những bất cập, chưa phù hợp, tỉnh cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời để thống nhất áp dụng khi áp giá bồi thường cho dân. Cũng theo ông Thiệu, đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là xây dựng cụm công nghiệp địa phương sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp tại khu vực miền núi như Lạng Sơn, tỉnh cũng cần có những cơ chế tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khâu thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Có như vậy việc thu hút, khuyến khích nhà đầu tư là các doanh nghiệp vào địa bàn chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực.
LSO-Năm 2011, trên địa bàn huyện Hữu Lũng triển khai gần 10 dự án đầu tư xây dựng củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.
Trong đó có các dự án lớn như, dự án cụm công nghiệp huyện Hữu Lũng, dự án 5 cầu trên đường tỉnh Phố Vị-Đèo Cà, dự án đường 245, dự án hệ thống trạm bơm thuỷ lợi Yên Bình-Hoà Bình-Quyết Thắng… Đến nay đã có 3 dự án cơ bản hoàn thành gồm dự án chống quá tải lưới điện Vân Nham-Sơn Hà, dự án cải tạo nghĩa trang liệt sỹ huyện, dự án trạm kiểm dịch Bến Lường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Do vậy nhiệm vụ từ nay tới cuối năm huyện Hữu Lũng tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án nhất là các dự án trọng điểm sử dụng nguồn vốn lớn từ ngân sách nhà nước và các dự án sử dụng nguồn vốn do doanh nghiệp đầu tư.
|
Phối cảnh tổng thể quy hoạch cụm công nghiệp địa phương huyện Hữu Lũng đang được giải phóng mặt bằng |
Hữu Lũng là địa bàn có tiềm năng phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ, hiện huyện đang triển khai dự án giải phóng mặt bằng xây dựng cụm công nghiệp địa phương Hữu Lũng với quy mô gần 50 ha. Đây là công trình rất quan trọng của huyện sử dụng nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn, hiện dự án đang triển khai giai đoạn 1 với diện tích thu hồi gần 10 ha. Công tác đo đạc kiểm đếm dự án đã cơ bản hoàn thành, hiện nay huyện đang chờ khung giá bồi thường vật kiến trúc mới của tỉnh ban hành sau đó tiến hành tính toán áp giá đền bù cho bà con. Ngoài ra huyện cũng đang triển khai dự án cải tạo chợ Hữu Lũng, hiện đang trong giai đoạn thương thảo với các hộ kinh doanh để có phương án xây dựng, khai thác hợp lý. Ngay trong quý III/2011, huyện cũng đồng loạt khởi động nhiều dự án GPMB lớn khác như dự án xây dựng tỉnh lộ 245 Phố Vị-Hoà Sơn-Hoà Lạc với tổng chiều dài gần 30km và dự án hệ thống trạm bơm thuỷ lợi Yên Bình-Hoà Bình-Quyết Thắng với năng lực tưới trên 1.200ha. Hai dự án này đang được chủ đầu tư và huyện tổ chức cắm cọc để thực hiện do đạc kiểm đếm trên thực địa. Khối lượng công việc là rất lớn và phức tạp, đòi hỏi các đơn vị được giao nhiệm vụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Vĩnh Phú, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Hữu Lũng – đơn vị thường trực của huyện thực hiện các bước về giải phóng mặt bằng cho biết, mỗi dự án đầu tư xây dựng đều gắn với công tác giải phóng mặt bằng và mỗi dự án lại có những cái khó, vướng mắc khác nhau, do vậy toàn bộ anh em được giao nhiệm vụ chỉ còn cách là thực hiện nhiệm vụ hết mình với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực tế hiện nay, khi thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án thường phát sinh những khó khăn vướng mắc từ người dân bị thu hồi tới những cơ chế chính sách của nhà nước đang dần được hoàn thiện. Do vậy, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết, một trong những kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng là phải kiên trì tuyên truyền những chính sách bồi thường hiện hành của nhà nước cho người dân bị thu hồi đất hiểu rõ bằng nhiều hình thức, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Ngoài ra, công tác đo đạc kiểm đếm đất đai, vật kiến trúc, đến tính toán phương án đền bù đòi hỏi phải tỉ mỉ chi tiết. Vì thế phải quan tâm xây dựng củng cố đội ngũ làm công tác bồi thường chuyên nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu. Không những vậy, trong khi với những cơ chế bồi thường hỗ trợ còn có những bất cập, chưa phù hợp, tỉnh cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời để thống nhất áp dụng khi áp giá bồi thường cho dân. Cũng theo ông Thiệu, đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là xây dựng cụm công nghiệp địa phương sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp tại khu vực miền núi như Lạng Sơn, tỉnh cũng cần có những cơ chế tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khâu thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Có như vậy việc thu hút, khuyến khích nhà đầu tư là các doanh nghiệp vào địa bàn chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực.
Công Quân
Ý kiến ()