Thứ 6, 22/11/2024 22:03 [(GMT +7)]
Hữu Lũng: Quyết tâm chặn dịch tai xanh
Thứ 4, 27/06/2012 | 11:51:00 [(GMT +7)] A A
Cùng đó, với những nỗ lực của các cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã, tình hình dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn huyện Hữu Lũng hiện tại đã cơ bản được khống chế. Tuy vậy, theo Bộ NN&PTNT, tình hình dịch bệnh vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, do dó, ngoài những biện pháp chuyên môn thì giải pháp trước mắt và lâu dài là phải nắm được sản xuất chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn. Thường xuyên cải thiện môi trường xung quanh
LSO-Dịch tai xanh ở lợn lần này lại bùng phát dữ dội. Vừa qua, ngày 21/6, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần đã đi thị sát tình hình dịch bệnh tại huyện Hữu Lũng, qua báo cáo của nghành chức năng, tính từ ngày 4/6/2012 khi dịch bệnh xuất hiện tại xã Tân Thành, thì vào thời điểm này (21/6) đã lan ra một số xã khác. Số lợn mắc bệnh là 756 con, chết và tiêu huỷ 115 con, số hộ có lợn mắc bệnh là 83 hộ của 27 thôn trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
Đàn lợn bệnh đã được cơ quan chức năng tiêu hủy
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch hiện nay được đẩy mạnh theo hướng: vừa dập dịch, vừa khẩn trương ngăn chặn dịch tới những vùng chưa có dịch… Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết: Với kinh nghiệm của những lần chống dịch trước, lần này, huyện Hữu Lũng đã quyết tâm, cố gắng khoanh vùng và xử lý dứt điểm khi dịch còn ở quy mô nhỏ. Qua trao đổi với các đơn vị chức năng như phòng NN&PTNT, Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch động vật…, nhằm tránh để dịch lây lan ra diện rộng, biện pháp cấp bách phòng, chống dịch mà Hữu Lũng áp dụng là: phát hiện sớm ổ dịch để bao vây xử lý nhanh, gọn; tiêu hủy ngay, triệt để toàn bộ lợn bị bệnh, không giữ chữa trị, và khi dịch xuất hiện ở quy mô nhỏ, thì tiêu hủy triệt để lợn bệnh và cả lợn không bệnh nếu nuôi cùng một chuồng.
Đúng như lời Phó Chủ tịch UBND huyện, Hữu Lũng hiện đang dốc toàn lực nhằm ngăn chặn dịch lan rộng. Bà Từ Thị Thái, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng cho biết: ngay sau khi cán bộ thú y cơ sở phát hiện lợn ốm có biểu hiện của bệnh tai xanh, cơ quan thú y của huyện đã nhanh chóng xuống lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm và khi khẳng định ở 2 thôn của xã Tân Thành có lợn bị bệnh tai xanh, lực lượng thú y địa phương đã tiến hành tiêu hủy ngay đàn lợn bị bệnh. Cùng đó, phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp với Trạm Thú y huyện, cán bộ xã Tân Thành tiến hành triển khai các biện pháp chống dịch bệnh tai xanh khẩn cấp. Các cơ quan chức năng của huyện đã tập trung cán bộ kỹ thuật, phương tiện, vật tư, thuốc thú y nhanh chóng bao vây dập dịch tại các địa phương xảy ra dịch bệnh. Tổ chức thực hiện phương án chống dịch tai xanh ở lợn trên toàn huyện, kịp thời ngăn chặn bệnh lây lan ra các xã lân cận. Thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình diễn biến của dịch. Theo bà Thái, ngay sau khi có dịch, địa phương đã nhanh chóng triển khai tiêm 3.500 liều vắc xin phòng bệnh tai xanh cho số lợn còn lại trên địa bàn xã Tân Thành và tiêm 1.500 liều vắc xin bao vây dịch ở các địa bàn lân cận. Cùng đó, UBND huyện đã chỉ đạo xã lập 2 chốt kiểm dịch trên địa bàn xã Tân Thành. Đồng thời chỉ đạo Trạm Kiểm dịch động vật Hữu Lũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển lợn vào vùng dịch, cũng như vào địa bàn huyện.
Không chỉ vậy, ngoài số lượng vắc-xin nêu trên, khi phát hiện dịch có chiều hướng lan rộng, ngành nông nghiệp, cơ quan thú y huyện đã tăng cường tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn. Theo thống kê, tính đến ngày 21/6, cơ quan chức năng đã triển khai tiêm hơn 22 nghìn liều vắc-xin phòng bệnh cho trên 154.000 con lợn ở 75 thôn của 11 xã trên địa bàn (hầu hết là các thôn, xã lân cận với những xã có lợn bị bệnh). Trạm Thú y huyện đã phun 800 lít thuốc sát trùng và 9 tấn vôi bột tại các xã và có dịch.
Rắc vôi bột ngăn dịch lây lan
Thực tế cho thấy, chỉ tính từ năm 2006 đến nay, cứ cách 1 năm dịch tai xanh ở lợn lại tái xuất hiện trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Theo các cán bộ thú y, không khó để nhận ra quy luật này, vì bệnh tai xanh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, mới điều trị triệu chứng, dùng thuốc tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn bệnh là chính, bởi vậy việc phòng bệnh đóng một vai trò quan trọng, nhất là chấp hành nghiêm túc các quy định về chăn nuôi…, tuy nhiên những điều này người chăn nuôi ở Hữu Lũng chưa thực sự tự giác. Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng tâm sự: sẽ là quá đơn độc nếu chỉ có sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn, để khống chế, ngăn chặn dịch một cách nhanh và hiệu quả nhất cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và đặc biệt là sự vào cuộc, nâng cao ý thức của mỗi người dân.
Cùng đó, với những nỗ lực của các cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã, tình hình dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn huyện Hữu Lũng hiện tại đã cơ bản được khống chế. Tuy vậy, theo Bộ NN&PTNT, tình hình dịch bệnh vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, do dó, ngoài những biện pháp chuyên môn thì giải pháp trước mắt và lâu dài là phải nắm được sản xuất chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn. Thường xuyên cải thiện môi trường xung quanh, n hững ổ dịch cũ phải vệ sinh tiêu độc khử trùng, cách ly lâu dài tối thiểu 03 tháng mới nuôi lại, và nếu có nuôi bà con cần kiểm soát tốt lợn giống.
Trí Dũng
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()