LSO-Hữu Lũng là một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh. Từ năm 2005 trở về trước phần lớn đội ngũ cán bộ cơ sở ở Hữu Lũng còn hạn chế về năng lực, trình độ, nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ cấp ủy xã, thị trấn có trình độ văn hóa THPT chiếm 28,6%, cao đẳng, đại học 0,8%, trình độ lý luận chính trị trung cấp 23,6%, sơ cấp 43,5%. Cấp ủy huyện có trình độ cao đẳng, đại học 42,4%. Với đội ngũ cán bộ như vậy, nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Lớp học nghề kỹ thuật trồng cây lương thực cho thanh niên nông thôn ở xã Quảng Lạc - Ảnh: T.BĐể nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua huyện Hữu Lũng đã có nhiều biện pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ phát triển. Hàng năm Ban Tổ chức Huyện ủy đã tham mưu cho cấp uỷ huyện rà soát đánh giá, quy hoạch...
LSO-Hữu Lũng là một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh. Từ năm 2005 trở về trước phần lớn đội ngũ cán bộ cơ sở ở Hữu Lũng còn hạn chế về năng lực, trình độ, nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ cấp ủy xã, thị trấn có trình độ văn hóa THPT chiếm 28,6%, cao đẳng, đại học 0,8%, trình độ lý luận chính trị trung cấp 23,6%, sơ cấp 43,5%. Cấp ủy huyện có trình độ cao đẳng, đại học 42,4%. Với đội ngũ cán bộ như vậy, nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
|
Lớp học nghề kỹ thuật trồng cây lương thực cho thanh niên nông thôn ở xã Quảng Lạc – Ảnh: T.B |
Để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua huyện Hữu Lũng đã có nhiều biện pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ phát triển. Hàng năm Ban Tổ chức Huyện ủy đã tham mưu cho cấp uỷ huyện rà soát đánh giá, quy hoạch cán bộ, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phân bổ đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo nhu cầu của cơ sở, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là quan tâm đến năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở. Trong 5 năm qua, huyện đã cử 207 cán bộ các xã, thị trấn, theo học các lớp trung cấp, sơ cấp lý luận tại tỉnh, 31 cán bộ theo học các lớp trung cấp kỹ thuật nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi. Mở hai lớp hoàn thiện trình độ văn hóa THPTcho gần 200 cán bộ xã, thị trấn, 31 lớp bồi dưỡng quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, kiến thức quốc phòng đối tượng 3-4 cho gần 3.000 cán bộ. Đội ngũ cán bộ trưởng, phó phòng được quan tâm, huyện đã cử 71 đồng chí dự các lớp học cao cấp, cử nhân chính trị tập trung và tại chức. Bên cạnh đó huyện còn chủ động phối hợp mở các lớp đại học, trung cấp tại huyện; năm 2008 huyện đã mở 1 lớp Đại học Nông nghiệp tại chức cho 50 học viên, 1 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên cho 56 học viên, 1 lớp Trung cấp lý luận tại chức cho 63 học viên; tạo điều kiện cho trên 30 đồng chí cán bộ theo học các lớp đại học, cao đẳng tại chức với nhiều chuyên ngành khác nhau… Đội ngũ cán bộ qua đào tạo, bồi dưỡng đã được nâng chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, so với 5 năm trước trình độ về chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức được nâng lên đáng kể. Đến nay, số lượng cấp ủy huyện có trình độ cao đẳng, đại học 62,2%, có trình độ lý luận cao cấp, cử nhân 62,2%, đối với cấp ủy xã, thị trấn về trình độ văn hóa THPT 55,5%, trình độ lý luận chính trị trung cấp 41%, sơ cấp 46%, cao đẳng, đại học 2,3%.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Hữu Lũng đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cấp uỷ đảng các cấp cần có chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đổi mới nội dung hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức. Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đào tạo cán bộ chủ chốt các xã thị trấn.
La Nam
Ý kiến ()