LSO-Năm 2010 là năm huyện Hữu Lũng gặp không ít khó khăn trong nông nghiệp như dịch bệnh tai xanh hoành hành trên đàn lợn, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen gây hại trên lúa vụ mùa; việc cắt, giảm tải điện trong quý II và III đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn… Mặc dù vậy, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền cấp trên, các sở, ban, ngành của tỉnh cùng sự đồng thuận, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và các dân tộc trong huyện nên các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.Mô hình nuôi gà cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Đồng Tân, huyện Hữu LũngTrong phát triển kinh tế, về nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng đạt 18.077 ha, bằng 105,8 % kế hoạch (KH), tăng 7,1% so với năm 2009, sản lượng cây có hạt ước 46.560 tấn, bằng 104,4%...
LSO-Năm 2010 là năm huyện Hữu Lũng gặp không ít khó khăn trong nông nghiệp như dịch bệnh tai xanh hoành hành trên đàn lợn, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen gây hại trên lúa vụ mùa; việc cắt, giảm tải điện trong quý II và III đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn…
Mặc dù vậy, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền cấp trên, các sở, ban, ngành của tỉnh cùng sự đồng thuận, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và các dân tộc trong huyện nên các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
|
Mô hình nuôi gà cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng |
Trong phát triển kinh tế, về nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng đạt 18.077 ha, bằng 105,8 % kế hoạch (KH), tăng 7,1% so với năm 2009, sản lượng cây có hạt ước 46.560 tấn, bằng 104,4% KH, tăng 7,4% so với năm 2009. Trong đó, năng suất, sản lượng lúa đều vượt kế hoạch và tăng 0,8% so với cùng kỳ (SVCK); cây ngô, cây thuốc lá, cây sắn đều vượt (về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng) so với kế hoạch đề ra và tăng SVCK năm 2009. Trong chăn nuôi, mặc dù làm tốt công tác thú y trong phòng chống dịch bệnh, nhưng năm 2010 trên địa bàn huyện xảy ra dịch bệnh lợn tai xanh (xảy ra ở 21/26 xã, thị trấn) do vậy đàn lợn giảm còn 47.626 con, bằng 79,1%, giảm 20,3% SVCK; tổng đàn trâu, bò, gia cầm cũng giảm. Nguyên nhân do hiện nay máy móc cơ giới đã thay thế dần vai trò của trâu bò trong sản xuất nông nghiệp, mặt khác diện tích chăn thả trâu bò bị thu hẹp, người dân lại chưa chú trọng đến việc trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi.
Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo UBND huyện, mặc dù tổng đàn gia súc, gia cầm có giảm nhưng với sự nỗ lực phòng chức năng của huyện mà người dân đưa và áp dụng tốt KHKT vào quy trình chăn nuôi nên các mô hình chăn nuôi như nuôi nhím, lợn rừng, gà, lợn vẫn được duy trì và mở rộng, có nhiều mô hình nuôi gà lên tới hàng nghìn con, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác trồng rừng được chú trọng, nhiều mô hình trồng rừng cho khai thác đem lại hiệu quả kinh tế và là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình, vì vậy nhận thức của người dân trong bảo vệ, trồng, chăm sóc rừng đã được nâng lên rõ rệt. Trong năm toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào lớn, trồng mới rừng ước được 1.365 ha (trong đó, trồng rừng phân tán được 669,5 ha, trồng rừng tập trung được 695,8 ha), tổ chức khai thác được 8.874m3 gỗ rừng trồng các loại. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bị nhiều ảnh hưởng bất lợi do trong năm (quý II, III) điện lưới bị cắt giảm tải thường xuyên. Tuy vậy, nhờ phát huy được những thế mạnh, đồng thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc nên sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn phát triển tốt, nhiều chỉ tiêu vượt so với KH đặt ra và tăng SVCK. Dự ước cả năm giá trị sản xuất theo giá thực tế được 139.000 triệu đồng, theo giá cố định là 98.006 triệu đồng, đạt 116 % KH, tăng 3,8 % SVCK.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn hoạt động kinh doanh có hiệu quả (nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá và chế biến vật liệu xây dựng), tạo việc làm cho số lượng lao động của địa phương và đóng góp phần đáng kể vào ngân sách huyện. Các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, chương trình 135, các công trình thuộc Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đều được quan tâm chú trọng và thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch đề ra. công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án có nhiều chuyển biến tích cực.
Công tác giáo dục, y tế được quan tâm, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường đạt 90,4%, công nhận học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,9%, xét tốt nghiệp THCS đạt 99,1%, học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT đạt 93,1%. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, duy trì 26/26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Lĩnh vực văn hóa, thông tin được đẩy mạnh, tỷ lệ gia đình đạt gia đình văn hóa chiếm 68%,…
Có thể nói, trong năm 2010, huyện Hữu Lũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội, nhưng với sự đoàn kết nỗ lực, thống nhất trong ý chí và hành động của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 11,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 12,6 triệu đồng/năm.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()