LSO-Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đưa các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất phù hợp với từng loại đất, từng vùng sinh thái, thay đổi tập quán canh tác cũng như sự ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát huy hiệu quả kinh tế trên diện tích đất không chủ động được nước.Toàn huyện Hữu Lũng có diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 14.000ha, sản lượng lương thực hàng năm đã đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay số diện tích đất chỉ canh tác được một vụ chiếm khoảng 2.800 ha. Để tận dụng tối đa tiềm năng đất, tăng năng suất và chất lượng. Sở Khoa học công nghệ Lạng Sơn đã phối hợp với trường Đại học nông lâm Thái Nguyên thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng trên đất một vụ tại huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện xây dựng mô hình trồng bí xanh tại xã Hồ Sơn. Mô hình...
LSO-Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đưa các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất phù hợp với từng loại đất, từng vùng sinh thái, thay đổi tập quán canh tác cũng như sự ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát huy hiệu quả kinh tế trên diện tích đất không chủ động được nước.
Toàn huyện Hữu Lũng có diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 14.000ha, sản lượng lương thực hàng năm đã đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay số diện tích đất chỉ canh tác được một vụ chiếm khoảng 2.800 ha. Để tận dụng tối đa tiềm năng đất, tăng năng suất và chất lượng. Sở Khoa học công nghệ Lạng Sơn đã phối hợp với trường Đại học nông lâm Thái Nguyên thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng trên đất một vụ tại huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn.
|
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện xây dựng mô hình trồng bí xanh tại xã Hồ Sơn. Mô hình đã trồng thử nghiệm với diện tích 20 sào, thời vụ trồng tháng 2 trên những diện tích đất vườn cao, không chủ động nước tưới, với mật độ trồng 700 gốc/sào. Trong quá trình triển khai thực hiện gặp những điều kiện thời tiết bất lợi và xuất hiện một số loại sâu bệnh như: sâu ăn lá hại ở các thời kỳ, rệp chích hút từ khi bí đã cắm giàn đến ra hoa đậu quả và bệnh sương mai… Nhưng cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày, đường kính quả trung bình 6,5 – 7 cm, chiều dài quả 60cm, trọng lượng quả trung bình đạt 2,7 kg, năng suất thu điểm 1890 kg/sào. Hiện nay giá thị trường 1kg bí xanh là 2.500 đồng/kg, như vậy trồng 1 sào bí xanh trừ mọi chi phí lãi gần 3.400.000 đồng/ sào, gấp 2 – 3 lần so với cây lúa. Qua đó đã tạo được niềm tin với người nông dân. Ông Lục Văn khèn, thôn 85 – Hồ Sơn – Hữu Lũng cho biết, bí xanh là loại cây lấy quả dễ trồng, hiệu quả kinh tế lại cao, chính vậy, loại cây này đã và đang được bà con nông dân nơi đây ưa thích. Hiện nhu cầu của thị trường cần quanh năm, nên đầu ra cho loại này không đáng lo.
Bí xanh là loại rau dạng ăn quả có giá trị kinh tế cao. Quả bí xanh dùng làm thực phẩm, ngoài ra còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bánh kẹo và nước giải khát, được coi là sản phẩm an toàn, rất có ý nghĩa trong việc dự trữ cho giáp vụ và cung cấp cho khu vực thiếu rau, có giá trị xuất khẩu cao. Cây bí xanh có thể trồng trên nhiều loại đất, có thành phần cơ giới khác nhau, cây có khả năng sinh trưởng, phát triển và thích ứng rộng, nhiệt độ thích hợp cho cây từ 24- 28ºC, cây có khả năng chịu hạn khá tốt nhờ có hệ rễ phát triển, thời kỳ cây con yêu cầu độ ẩm 65 – 70%, thời kỳ ra hoa kết quả ẩm độ đạt 70-80%. Song cây bí xanh chịu úng kém thời kỳ hoa, quả nếu mưa nhiều sẽ làm cho cây bị vàng lá rụng hoa, rụng quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Với huyện Hữu Lũng là một huyện miền núi có diện tích đất ruộng vườn cao khá lớn không chủ động được nước tưới sản xuất, phụ thuộc vào nước trời. Vì vậy đưa cây bí xanh vào trồng trong vụ xuân trên những chân ruộng vườn cao vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng đánh giá, c ơ cấu cây trồng ngày càng trở nên đa dạng, đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh phát triển những loại cây lương thực, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Lúa lai, ngô lai,… trên diện rộng. Riêng đối với Hồ Sơn, cơ cấu cây trồng hiện nay của xã đang được phát triển rất phong phú, bao gồm lúa nương, ngô lai, ngô địa phương, khoai, lạc, sắn…và bây giờ thêm cây bí xanh, người nông dân sẽ có nhiều nguồn thu nhập. Đặc biệt, trong quá trình phát triển các loại cây này, xã sẽ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, có sự tư vấn, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên cây của đội ngũ cán bộ khuyến nông, đảm bảo cây trồng luôn phát triển tốt.
Có thể thấy, đưa cây bí xanh vào sản xuất trên đất ruộng, vườn cao không chủ động được nước rất phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con nông dân. Về quy trình trồng và chăm sóc cây bí xanh dễ ứng dụng, nếu ở chân ruộng chủ động nước tưới, người dân ứng dụng đúng kỹ thuật trồng, thì năng suất, sản lượng sẽ tăng cao.
Trí Dũng - Ngọc Hưng
Ý kiến ()