LSO-Những năm qua, nhờ vận dụng hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, diện mạo kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng ngày càng khởi sắc. Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.Công nhân Công ty Hòa Việt (Hữu Lũng) phân loại sản phẩm gỗ ép - Ảnh: Đ.BĐến cuối năm 2010, huyện Hữu Lũng có 81 doanh nghiệp, trong đó có tới 23 doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá, còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác như sản xuất xi măng, gạch nung, không nung, xây dựng, kinh doanh xăng, dầu… Đóng góp đáng kể nhất cho phát triển kinh tế của huyện là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp – thủ công nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp này được đánh giá là ngày càng phát triển và ổn định. Năm 2010 tuy gặp nhiều khó khăn do điện lưới bị cắt giảm tải liên tục, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện vẫn đạt và vượt...
LSO-Những năm qua, nhờ vận dụng hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, diện mạo kinh tế – xã hội huyện Hữu Lũng ngày càng khởi sắc. Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
|
Công nhân Công ty Hòa Việt (Hữu Lũng) phân loại sản phẩm gỗ ép – Ảnh: Đ.B |
Đến cuối năm 2010, huyện Hữu Lũng có 81 doanh nghiệp, trong đó có tới 23 doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá, còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác như sản xuất xi măng, gạch nung, không nung, xây dựng, kinh doanh xăng, dầu… Đóng góp đáng kể nhất cho phát triển kinh tế của huyện là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp – thủ công nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp này được đánh giá là ngày càng phát triển và ổn định. Năm 2010 tuy gặp nhiều khó khăn do điện lưới bị cắt giảm tải liên tục, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng là 15,7%. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đạt 139 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch. Một số sản phẩm đạt giá trị cao như khai thác đá các loại được gần 400 nghìn m3, gạch nung 27,5 triệu viên, xi măng 15.200 tấn, cát xây dựng 3.803 m3. Trên lĩnh vực này có một số doanh nghiệp ngày càng khẳng định sự lớn mạnh, vai trò của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của huyện như Công ty cổ phần xi măng ACC 78, Công ty cổ phần Võ Nói, Hợp tác xã khai thác cát Na Hoa, Công ty TNHH Yên Vượng.
Các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ cũng có sự phát triển tích cực với nhịp độ tăng trưởng bình quân 13,2%/năm. Riêng năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 13,3%. Thương mại – dịch vụ phát triển đã phục vụ tốt và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong năm 2010 đạt khoảng 582 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2009. Hàng hóa được cung ứng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả cơ bản ổn định, không có hiện tượng doanh nghiệp đầu cơ găm hàng chờ tăng giá. Các mặt hàng được Nhà nước trợ giá, trợ cước được cung ứng kịp thời, đúng quy định đến các đối tượng. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 2 hãng taxi cùng nhiều chủ kinh doanh phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa, phục vụ hiệu quả nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn – nghỉ được đầu tư phát triển mạnh dọc theo quốc lộ 1A và khu trung tâm thị trấn Hữu Lũng tạo ấn tượng khó quên đối với mọi người về một miền sầm uất.
Sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hữu Lũng đã đóng góp đáng kể cho ngân sách huyện. Riêng năm 2010, các doanh nghiệp đã nộp ngân sách trên 13 tỷ đồng, chiếm hơn nửa tổng thu ngân sách toàn huyện. Hàng trăm lao động địa phương đã được giải quyết việc làm ổn định với thu nhập khá. Các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia ủng hộ, đóng góp cho các hoạt động từ thiện, xã hội trên địa bàn. Đáng kể nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã từng bước huy động được các nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, tạo ra năng lực sản xuất mới, thiết bị, công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến, trình độ quản lý, tay nghề của người lao động cũng như chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh được nâng lên. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế – xã hội của huyện theo định hướng, mục tiêu đề ra.
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định trong hoạt động của các doanh nghiệp như qui mô nhỏ, ô nhiễm môi trường, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, song, xét tổng thể, Hữu Lũng vẫn là miền đất thuận lợi đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Giảng Võ, Giám đốc Công ty TNHH Võ Nói – một doanh nghiệp được huyện đánh giá là có tốc độ phát triển tốt, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương cho biết: hiện tại, công ty có 50 lao động, thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đông/người/tháng. Năm 2010, công ty đã nộp ngân sách 2,5 tỷ đồng. Sự lớn mạnh không ngừng của công ty sau hơn 10 năm hoạt động trên địa bàn có nguyên nhân rất quan trọng từ việc cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cũng như tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã vận dụng hiệu quả sự quan tâm của địa phương để phát triển nhanh chóng, hiệu quả.
Hoàng Thái
Ý kiến ()