LSO-Là một huyện phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, Hữu Lũng có hệ thống giao thông (GT) từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã và cụm xã cơ bản thuận tiện. Các tuyến đường liên xã, liên thôn từng bước được đầu tư mở rộng. Với hệ thống đường GT hiện có (700,55km, trong đó, quốc lộ 1A: 26km; đường tỉnh: 100,15km; đường huyện: 74km; đường nội thị: 12,4km; đường liên xã, liên thôn: 488km. Tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua có tổng chiều dài:25km), trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 38/2005/NQ-HĐND ngày 5/8/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2006-2010, nhiều tuyến đường, cây cầu đã được nâng cấp, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của địa phương.Xe chở quá tải trọng - một trong những nguyên nhân làm đường giao thông bị xuống cấp nhanh chóngĐể triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, hàng năm Huyện ủy, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã, thị...
LSO-Là một huyện phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, Hữu Lũng có hệ thống giao thông (GT) từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã và cụm xã cơ bản thuận tiện. Các tuyến đường liên xã, liên thôn từng bước được đầu tư mở rộng. Với hệ thống đường GT hiện có (700,55km, trong đó, quốc lộ 1A: 26km; đường tỉnh: 100,15km; đường huyện: 74km; đường nội thị: 12,4km; đường liên xã, liên thôn: 488km.
Tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua có tổng chiều dài:25km), trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 38/2005/NQ-HĐND ngày 5/8/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2006-2010, nhiều tuyến đường, cây cầu đã được nâng cấp, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của địa phương.
|
Xe chở quá tải trọng – một trong những nguyên nhân làm đường giao thông bị xuống cấp nhanh chóng |
Để triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, hàng năm Huyện ủy, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp triển khai học tập nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đường GT. Khai thác mọi nguồn lực để xây dựng và tu sửa đường GTNT, góp phần làm cho bộ mặt GT miền núi nói chung và các cụm, khu dân cư nói riêng ngày càng đổi mới. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng, phương tiện và kinh phí để tu sửa các tuyến đường GT. Chương trình củng cố, tu sửa đường GTNT đã và đang được các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể quần chúng quan tâm thực hiện. Ngay từ những ngày đầu các năm, phong trào ra quân làm đường GT đã được phát động ở 26/26 xã, thị trấn. Đồng thời, với chủ trương hỗ trợ xi măng của tỉnh theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân rất khấn khởi, đồng tình hưởng ứng, các xã, thị trấn đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xi măng hàng năm của tỉnh giao. Việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh đã từng bước thúc đẩy phong trào làm đường GTNT ở khắp các xã, thị trấn với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng được nâng cao, trở thành một trong những phong trào mang tính xã hội hóa cao của huyện.
Đến nay, đã có 25/26 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã được 4 mùa. Đường tỉnh được bê tông, rải nhựa tăng từ 15,8km năm 2005 lên 57,91km năm 2010. Mặt đường các loại được quan tâm xây dựng, tăng từ 48,8km năm 2005 lên 96,34 km năm 2010. Từ năm 2006 đến nay, đã duy tu, sửa chữa được trên 980km đường. Tổng giá trị thực hiện trong 5 năm: 129.489 triệu đồng. Trong đó, vốn nhân dân đóng góp là trên 7 tỷ 500 triệu đồng và hàng nghìn ngày công lao động. Kết quả thực hiện phong trào làm đường GTNT 5 năm qua trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã khẳng định sự vươn lên, phát huy nội lực để xây dựng và củng cố, nâng cấp các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã và từ xã đến các thôn, bản, khu phố. Qua đó, từng bước hạn chế sự xuống cấp của các tuyến đường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dân sinh trong khu vực, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng còn một số tồn tại cần khắc phục như: công tác tuyên truyền, phổ biến chưa thực sự sâu rộng, một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước. Công tác quản lý, bảo vệ các công trình GT chưa được thường xuyên, coi trọng. Các hộ dân được giao khoán quản lý bảo dưỡng thường xuyên đường GT do không có trình độ chuyên môn nên những công việc liên quan đến kỹ thuật không triển khai thực hiện được. Một số xã thiếu sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện cụ thể của chính quyền cơ sở. Tình trạng xe ô tô chở quá tải trọng đã làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường tỉnh lộ mới được đầu tư nâng cấp, nhưng việc xử lý của cấp huyện còn lúng túng và chưa có hiệu quả…
Đức Anh
Ý kiến ()