LSO-Là một địa phương khá năng động trong chuyển dịch cơ cấu giống và mùa vụ, nhưng Hữu Lũng vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm các loại sâu bệnh hại cây trồng nhiều hơn các địa phương khác. Hai năm trước, đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong tỉnh xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen. Nông dân xã Cai Kinh phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuânSáng sớm, lúc tiết trời còn dịu mát, anh Chu Văn Tôn, thôn Làng Giãn, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng đã tranh thủ ra đồng với lỉnh kỉnh đồ nghề phun thuốc trừ sâu. Qua kiểm tra, thăm đồng, anh phát hiện hơn 4 sào lúa mới cấy được già nửa tháng đã bắt đầu có dấu hiệu của sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu. Anh Tôn chia sẻ: mình rút kinh nghiệm của những vụ trước, vụ này ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu của sâu hại mình ra ngay cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật đáng tin cậy để được tư vấn và lấy thuốc về phòng trừ. Để công tác phun phòng...
LSO-Là một địa phương khá năng động trong chuyển dịch cơ cấu giống và mùa vụ, nhưng Hữu Lũng vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm các loại sâu bệnh hại cây trồng nhiều hơn các địa phương khác. Hai năm trước, đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong tỉnh xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen.
Nông dân xã Cai Kinh phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân
Sáng sớm, lúc tiết trời còn dịu mát, anh Chu Văn Tôn, thôn Làng Giãn, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng đã tranh thủ ra đồng với lỉnh kỉnh đồ nghề phun thuốc trừ sâu. Qua kiểm tra, thăm đồng, anh phát hiện hơn 4 sào lúa mới cấy được già nửa tháng đã bắt đầu có dấu hiệu của sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu. Anh Tôn chia sẻ: mình rút kinh nghiệm của những vụ trước, vụ này ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu của sâu hại mình ra ngay cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật đáng tin cậy để được tư vấn và lấy thuốc về phòng trừ. Để công tác phun phòng được nhanh chóng và đỡ tốn công sức, đầu vụ này, gia đình anh Tôn và khá nhiều gia đình khác cùng xã đã đầu tư mua hẳn máy phun thuốc chạy bằng động cơ. Đồng thời khi đi phun thuốc, các hộ gia đình có ruộng ở gần nhau cũng thống nhất phun đồng loạt, yếu tố này sẽ làm tăng hiệu quả của công tác phò
ng trừ.
Những ngày này, cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở chợ trung tâm thị trấn Hữu Lũng đông nghẹt khách. Anh Lý Văn Ngân, thôn Đồng Tân, thị trấn Hữu Lũng nhanh tay gói một đống thuốc mới mua. Anh chia sẻ: mình mua trước để dự trữ, khi nào cần dùng thì mang ra sử dụng luôn, hiện nay các trà lúa xuân ở địa bàn thôn Đồng Tân đã xuất hiện khá nhiều sâu, rầy cùng với bệnh nghẹt rễ và thối bẹ. Bà Lưu Thị Hợp, chủ cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thị trấn cho biết: ý thức chủ động của bà con trong vụ này là rất tốt, biểu hiện cụ thể là khi có hiện tượng bất thường đã mang ngay mẫu ra cửa hàng để được tư vấn, mua thuốc phòng trừ. Vốn là kỹ sư nông nghiệp, nên bà Hợp đã hướng dẫn người mua một cách tỉ mỉ, cả về chủng loại thuốc, cách phun, liều lượng và thời điểm phun để tăng hiệu quả phòng trừ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Mạnh Hùng, Trạm trưởng Trạm bảo vệ thực vật huyện cho biết: trong vụ xuân năm 2010 và 2011, trên địa bàn huyện đều có diện tích lúa xuân bị nhiễm bệnh lùn xoắn lá, lùn sọc đen. Chính vì vậy cơ quan chuyên môn nhận định nguy cơ tiềm ẩn trong vụ này là rất lớn. Để đối phó, ngay từ đầu vụ, một mặt các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho nhân dân và tiến hành thanh tra trên diện rộng về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Qua thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện có 56 cơ sở kinh doanh, các cơ sở này đều đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh, nguồn hàng đảm bảo chất lượng. Mặt khác cơ quan chuyên môn hướng dẫn nhân dân quản lý dịch bệnh ngay từ gieo mạ bằng các biện pháp chăm sóc hợp lý để tăng sức đề kháng của cây trồng với các loại sâu bệnh, đồng thời khuyến cáo nông dân chủ động thăm đồng, thông báo cho cán bộ chuyên môn khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Theo thông tin từ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ngày 6/5 tại thôn Đồng Mỉ, xã Đô Lương, cán bộ chuyên môn đã phát hiện 5 sào lúa có hiện tượng nhiễm bệnh lùn sọc đen. Cho đến thời điểm này, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn chủ ruộng nhổ bỏ, chôn vùi những diện tích nghi nhiễm đồng thời phun trừ rầy ở tất các các diện tích lân cận. Trong khi đó ở các trà lúa xuân sớm, hiện nay bướm sâu cuốn lá nhỏ đang vũ hóa rộ, đồng thời rầy các loại xuất hiện với tỷ lệ trung bình 50 con/m2, cục bộ tỷ lệ lên tới 1.000 con/m2. Để công tác phòng trừ được tiến hành một cách đồng bộ, có hiệu quả, cơ quan chuyên môn đã ra thông báo khẩn tới tất cả các địa phương. Đồng thời cử cán bộ bám, nắm cơ sở, hướng dẫn người dân phòng trừ sâu bệnh và báo cáo những diễn biến bất thường để kịp thời xử lý.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()