LSO- Xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan có 543 hộ dân, trong đó có tới 381 hộ nghèo. Trong những năm qua, xã đã luôn quan tâm thực hiện các biện pháp tuyên truyền, nỗ lực khắc phục những khó khăn trong sản xuất, tích cực ứng dụng khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện về vốn… để nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo hiệu quả. Nhân dân xã Hữu Lễ chuẩn bị phân bón cho sản xuấtLà một xã vùng III, Hữu Lễ còn nhiều khó khăn về đường giao thông đi lại cũng như trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội. Do nhận thức hạn chế, nhiều người dân chưa quan tâm xây dựng đời sống kinh tế về lâu về dài, mà chỉ nghĩ cách làm thế nào để kiếm kế sinh nhai hàng ngày. Vì những nguyên nhân đó, trong những năm qua, kinh tế xã vẫn chủ yếu là tự cung, tự cấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, một số hộ nuôi nhiều cũng chỉ 5- 7 con lợn, vài chục con gà. Rừng chủ yếu là khai thác hồi, gỗ tạp, chưa chú tâm...
LSO- Xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan có 543 hộ dân, trong đó có tới 381 hộ nghèo. Trong những năm qua, xã đã luôn quan tâm thực hiện các biện pháp tuyên truyền, nỗ lực khắc phục những khó khăn trong sản xuất, tích cực ứng dụng khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện về vốn… để nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo hiệu quả.
Nhân dân xã Hữu Lễ chuẩn bị phân bón cho sản xuất
Là một xã vùng III, Hữu Lễ còn nhiều khó khăn về đường giao thông đi lại cũng như trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội. Do nhận thức hạn chế, nhiều người dân chưa quan tâm xây dựng đời sống kinh tế về lâu về dài, mà chỉ nghĩ cách làm thế nào để kiếm kế sinh nhai hàng ngày. Vì những nguyên nhân đó, trong những năm qua, kinh tế xã vẫn chủ yếu là tự cung, tự cấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, một số hộ nuôi nhiều cũng chỉ 5- 7 con lợn, vài chục con gà. Rừng chủ yếu là khai thác hồi, gỗ tạp, chưa chú tâm trồng mới… Bên cạnh đó hàng loạt những khó khăn do thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh gây chết nhiều vật nuôi trong thời gian gần đây càng làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân… Ông Hoàng Thế Việt, Chủ tịch UBND xã tâm sự: Giá cả phân bón, giống cây trồng, vật nuôi đều cao, trong khi việc nuôi, trồng lại rất khó khăn, dịch bệnh luôn rình rập, người dân đã chọn cách kiếm ăn qua ngày. Trong 2 năm nay, nhân dân tập trung đi lấy cây dược liệu trong rừng bán, đời sống bấp bênh, không ổn định… Trước những thách thức, khó khăn đó, để xoá đói giảm nghèo, cấp uỷ, chính quyền xã đã quan tâm, họp bàn đưa ra những biện pháp khắc phục khó khăn, thúc đẩy sản xuất. Thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế trong năm 2011, xã tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và tập trung vốn, khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Trong đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong dân được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu. Ngay từ đầu năm, xã đã quán triệt tới các tổ chức hội, đoàn thể tích cực phối kết hợp về tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật, vận động nhân dân tham gia đầy đủ. Thông qua các buổi sinh hoạt, các hội cũng tuyên truyền mạnh mẽ về các chính sách vay vốn sản xuất, các mô hình làm kinh tế hiệu quả, phù hợp với địa phương… Đặc biệt là, để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển kinh tế, cán bộ, đảng viên trong xã phải đi tiên phong, tích cực vận động, nói đi đôi với làm cụ thể tại hộ gia đình mình. Đối với một xã có tới hơn 70% hộ nghèo, công tác vay vốn sản xuất cũng là một biện pháp quan trọng không kém. Vì vậy, xã tạo điều kiện về vốn, khuyến khích đầu tư chăn nuôi, trồng rừng và cây ăn quả. Hiện, dư nợ đang sử dụng trên địa bàn hơn 4 tỷ đồng, vừa đầu tư sản xuất, kinh doanh vừa cho con em đi học.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng kĩ thuật, giống mới vào sản xuất, xã thực hiện giao chỉ tiêu cụ thể về cây trồng, vật nuôi đến các thôn, bản. Theo đó, xã vận động nhân dân tập trung khắc phục khó khăn trong sản xuất. Hiện nay, nhân dân đang chủ động bơm nước cho ruộng đồng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch gieo cấy 53 ha lúa xuân. Trong chăn nuôi, song song với tăng cường phát triển đàn lợn và gia cầm, các hộ dân thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kì, phát hiện và báo cáo, kiểm soát kịp thời tình hình dịch bệnh. Đối với phát triển rừng, các hộ tích cực trồng cây bạch đàn, keo, trồng dặm hồi thay thế rừng già, rừng tạp… Với các giải pháp phát triển kinh tế đó, xã Hữu Lễ đang nỗ lực vượt qua những khó khăn, vươn lên xoá đói giảm nghèo để từng bước nâng cao đời sống.
Lâm Như
Ý kiến ()