Hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra ở An Giang
Với khoảng 1.200 ha, An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ sau Đồng Tháp. Hiện tại, nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do thiếu sự liên kết. Khắc phục điểm yếu này, tỉnh đang đẩy mạnh việc liên kết, trong đó chú trọng đến chuỗi liên kết dọc để nghề nuôi cá tra này phát triển bền vững.Tại An Giang, hiện cá tra nguyên liệu có giá từ 24.000 đến 25.000 đồng/kg, tăng 4.000 đến 5.000 đồng/kg so với cuối năm 2010, cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, theo người nuôi cá tra, với mức giá này, người nuôi cá vẫn chưa có lãi vì tất cả đầu vào đã tăng, nghề nuôi cá tra còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ông Lê Văn Mạnh ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá tra cho biết: 'Năm 2010, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng mười lần, ba tháng đầu năm nay, giá thức ăn tăng thêm hai lần nữa. Giá xăng, dầu, điện tiếp tục tăng nên đã đẩy giá...
Tại An Giang, hiện cá tra nguyên liệu có giá từ 24.000 đến 25.000 đồng/kg, tăng 4.000 đến 5.000 đồng/kg so với cuối năm 2010, cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, theo người nuôi cá tra, với mức giá này, người nuôi cá vẫn chưa có lãi vì tất cả đầu vào đã tăng, nghề nuôi cá tra còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ông Lê Văn Mạnh ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá tra cho biết: 'Năm 2010, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng mười lần, ba tháng đầu năm nay, giá thức ăn tăng thêm hai lần nữa. Giá xăng, dầu, điện tiếp tục tăng nên đã đẩy giá thức ăn tự chế lên hơn 10.000 đồng/kg, thức ăn công nghiệp của các nhà máy khoảng 12.000 đồng/kg. Trong khi đó để có 1kg cá thương phẩm phải tốn từ 1,7 đến 2 kg thức ăn, cho nên giá thành cá tra hiện hơn 22.000 đồng/kg. Với mức lãi hơn 3.000 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận hơn 10% chia đều cho bảy tháng nuôi, thì mỗi tháng chỉ lãi hơn 1%, thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng. Đó là chưa kể người nuôi cá tra còn đối mặt với nhiều rủi ro khác do thiên tai, dịch bệnh, giá luôn bấp bênh… Vì vậy, người nuôi cá vẫn dè chừng, không dám nuôi nhiều'.
Do nhiều năm thua lỗ, cho nên những hộ nuôi nhỏ lẻ ở An Giang một số 'treo' ao, bè, một số bán hoặc cho doanh nghiệp thuê để nuôi cá. Hiện tại, vùng cá tra nguyên liệu của tỉnh đều do doanh nghiệp đầu tư, liên kết với những hộ. Tuy nhiên, việc liên kết này chưa nhiều, chưa vững chắc. Thấy được việc liên kết là hướng mở cho nghề nuôi cá tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã triển khai mô hình chuỗi liên kết dọc cá tra được các doanh nghiệp, người nuôi hưởng ứng tích cực. Trong chuỗi liên kết này, An Giang chọn ba doanh nghiệp làm nòng cốt trong xây dựng chuỗi liên kết dọc gồm Công ty cổ phần Việt An, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang và Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An. Các doanh nghiệp này đều có vùng nguyên liệu nuôi cá tra, một số đạt chuẩn Global Gap (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra. Chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Phó Ban điều hành chuỗi liên kết dọc cá tra Trần Văn Nhì cho biết, mục tiêu của chuỗi liên kết là cân đối đầu vào và đầu ra, bảo đảm hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên; dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và nâng cao năng suất hiệu quả kinh doanh của các thành viên trong chuỗi. Kinh phí thực hiện chuỗi liên kết dọc cá tra là hơn 8,3 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 3,8 tỷ đồng.
Ngoài doanh nghiệp, chuỗi liên kết dọc gồm có các cơ sở sản xuất, ươm giống, nuôi, sản xuất thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, doanh nghiệp và thị trường. Doanh nghiệp có ban điều hành chuỗi liên kết dọc, bộ phận giám sát, đàm phán, liên kết toàn bộ chuỗi bằng các hợp đồng kinh tế xem người nuôi cần những gì từ giống, thức ăn, thuốc thú y… bảo đảm theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Việc liên kết này không phân biệt thành phần kinh tế, mọi người có thể tham gia. Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Thuận An Khưu Thị Cẩm Nhung, cho biết, 'thực hiện chuỗi liên kết dọc, công ty Thuận An ký kết với các đối tác tham gia vào quy trình từ sản xuất, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ cá tra. Trong chuỗi liên kết dọc tạo ra giá trị con cá tra, các bên liên quan đều có quyền lợi và nghĩa vụ gắn chặt với nhau nên ít xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay phá vỡ hợp đồng như liên kết bốn nhà, giúp nghề nuôi cá tra phát triển bền vững. Vì vậy, hiện tại dù nguồn cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu thiếu nhưng nhờ chủ động liên kết, công ty vẫn đủ cá tra nguyên liệu đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu mà công ty đã ký kết'.
Theo Nhandan
Ý kiến ()