Hướng dẫn về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (trên 12 năm) .
Lao động làm thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: THỦY NGUYÊN) |
Ngày 8/11, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn số 3731/BHXH-CSXH đề nghị bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Công văn số 4379/LĐTBXH-VL của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.
Văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ, căn cứ Công văn số 4379/LĐTBXH-VL ngày 17/10/2023 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng; Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện như sau:
Một là, rà soát, cắt quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng đã được bảo lưu trên hệ thống phần mềm (TST) từ ngày 1/1/2021 đến nay đối với những trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp (trợ cấp thất nghiệp) tối đa 12 tháng theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 4379/LĐTBXH-VL. Hoàn thành và báo cáo kết quả về Bảo hiểm xã hội Việt Nam trước ngày 31/12/2023.
Trường hợp người lao động đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đó lại có quyết định hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động không đến nhận quyết định (quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) thì được bảo lưu toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng, bao gồm cả thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (nếu có).
Người lao động đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đó lại có quyết định hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động không đến nhận quyết định thì được bảo lưu toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng, bao gồm cả thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (nếu có).
Hai là, khi xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động nghỉ việc, cấp lại sổ hoặc tờ rời sổ bảo hiểm xã hội: Kiểm tra số lần, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động để cắt quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng theo quy định.
Ba là, khi tiếp nhận các quyết định từ Trung tâm Dịch vụ việc làm:
Kiểm tra thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu ghi trên quyết định về việc hưởng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của các trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.
Trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa đúng theo hướng dẫn tại Công văn số 4379/LĐTBXH-VL thì: Thực hiện chi trả theo quy trình của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019; Việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với những trường hợp này thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Công văn số 4379/LĐTBXH-VL. Đồng thời, có văn bản đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định điều chỉnh thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.
Đồng thời, kiểm tra số lần, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó.
Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu chưa đúng theo hướng dẫn tại Công văn số 4379/LĐTBXH-VL thì xác nhận lại thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên sổ bảo hiểm xã hội và có văn bản gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị điều chỉnh lại quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Căn cứ quyết định điều chỉnh của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Trước đó, trong năm 2022 và tháng 9/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã 2 lần có công văn gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xin ý kiến về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.
Theo quy định hiện hành của pháp luật, nếu người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (12 năm), nếu nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng.
Trong thực tế, việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp có thời gian đóng trên 144 tháng không thống nhất trên toàn quốc.
Cụ thể, một số sở lao động-thương binh và xã hội tỉnh, thành phố chậm triển khai việc thực hiện không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng khi giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn tại Công văn số 665/CVL-BHTN. Tuy nhiên, lại không ban hành quyết định điều chỉnh bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với những trường hợp đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp trước đó như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Bình (tháng 9/2022); Thái Nguyên, Cà Mau (tháng 10/2022); An Giang, Hậu Giang (tháng 11/2022)…
Trong thực tế, việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp có thời gian đóng trên 144 tháng không thống nhất trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, một số địa phương điều chỉnh thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã bảo lưu đối với các trường hợp có thời gian đóng trên 144 tháng được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 1/1/2021 đến khi thực hiện theo Công văn số 665/CVL-BHTN không thống nhất (23 tỉnh, thành phố đã ra quyết định điều chỉnh; 40 tỉnh, thành phố chưa ra quyết định điều chỉnh).
Một số tỉnh, thành phố khi ra quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp có bảo lưu cả thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng đối với các trường hợp khi được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp đã không bảo lưu theo hướng dẫn tại Công văn số 665/CVL-BHTN.
Sau khi Công văn số 665/CVL-BHTN của Cục Việc làm gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh các phần mềm nghiệp vụ đáp ứng việc tổ chức thực hiện chính sách.
Tuy nhiên, theo báo cáo của bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, đến nay vẫn còn tình trạng Sở Lao động-Thương binh và Xã hội một số địa phương thực hiện không thống nhất đối với những trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng đã được bảo lưu theo Công văn số 278/CVL- BHTN của Cục Việc làm.
Điều này dẫn đến khó khăn cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên hệ thống phần mềm nghiệp vụ liên thông toàn quốc đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong khi đó, việc thực hiện các nghiệp vụ trên phần mềm yêu cầu phải bảo đảm tính thống nhất đối với cùng một nhóm đối tượng có cùng điều kiện.
Đối với những trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo, nếu không có hướng dẫn thống nhất trong tổ chức thực hiện sẽ rất khó khăn trong công tác thu hồi tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Việc không thống nhất trong tổ chức thực hiện như trên gây bất bình đẳng về quyền lợi giữa những người lao động trong cùng nhóm đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ ngày 1/1/2021 đến ngày 15/8/2022, có hơn 20.700 người lao động đã hưởng hết 12 tháng trợ cấp thất nghiệp và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.
Theo Điều 50 của Luật Việc làm, thời gian trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, tối đa không quá 12 tháng.
Luật Việc làm cũng quy định, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục, hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp, cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo Điều 50 của Luật Việc làm, thời gian trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, tối đa không quá 12 tháng.
Tính đến hết năm 2022, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt hơn 14,33 triệu người, chiếm tỷ lệ hơn 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Còn theo Bộ Tài chính, trong năm 2021, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã chi 47.356 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động bị Covid-19 và 30,8 nghìn tỷ đồng cho những đối tượng ảnh hưởng bởi Covid-19 là. Hết năm 2022, số dư quỹ còn khoảng 59,3 nghìn tỷ đồng.
Theo nhandan.vn
Ý kiến ()