Họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ
Chiều 17-1, Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.Báo cáo tình hình tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết: Đến ngày 13-1-2012, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp đã nhận được 115 Báo cáo tổng kết và Báo cáo chuyên đề của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủSáng 17-1, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã họp phiên thứ nhất với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm...
Chiều 17-1, Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Báo cáo tình hình tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết: Đến ngày 13-1-2012, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp đã nhận được 115 Báo cáo tổng kết và Báo cáo chuyên đề của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ
Sáng 17-1, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã họp phiên thứ nhất với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập trình bày dự thảo báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và dự thảo báo cáo một số vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Theo đó, dự thảo báo cáo Tổng kết việc thực hiện Hiến pháp năm 1992 gồm hai phần chính:
Phần thứ nhất, bên cạnh nội dung về tình hình triển khai Kế hoạch tổng kết, có đánh giá về tình hình thi hành Hiến pháp năm 1992, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những thành tựu cơ bản đã đạt được cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
Phần thứ hai, bên cạnh nội dung về tình hình, bối cảnh mới, yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, đã tập trung kiến nghị những nội dung về hướng nghiên cứu xem xét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 để thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng và nhằm giải quyết những yêu cầu của tình hình mới. Những nội dung này được trình bày gắn với Lời nói đầu, từng chương cụ thể của Hiến pháp.
Dự thảo báo cáo một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 xây dựng trên cơ sở những định hướng, quan điểm chỉ đạo được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), các văn kiện khác của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở kết quả tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992, kết quả nghiên cứu của các Tổ biên tập, kết quả nghiên cứu khoa học của các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các chuyên đề, bài viết đăng tải trên báo, tạp chí…
Những định hướng lớn về nội dung cần được sửa đổi, bổ sung bao gồm: Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo động lực mới cho sự phát triển đất nước; thể hiện sâu sắc thêm tư tưởng chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp; tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; phát huy tối đa nhân tố con người, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phòng ngừa xung đột xã hội; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm hội nhập quốc tế đầy đủ và vững chắc; bảo đảm tính ổn định của Hiến pháp.
Các thành viên Thường trực Ủy ban đã phát biểu ý kiến, thảo luận về hai báo cáo nói trên của Tổ biên tập.
Theo Nhandan
Ý kiến ()