LSO-Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có bị lãng phí nhiều năm, góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản, giải quyết việc làm, đồng thời tạo thương hiệu đặc trưng đã và đang là một hướng đi có hiệu quả của HTX Dịch vụ và Phát triển Nông nghiệp Đoàn Kết Chi Lăng, thôn Đồng Ngầu, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng.Hoạt động thu mua na tại HTXTrăn trở vùng na Na là một sản phẩm nông sản có tiếng của nhân dân huyện Chi Lăng từ nhiều năm nay. Mỗi mùa na đến, bên cạnh những quả na to, đẹp được tiêu thụ đi nhiều nơi trong cả nước, thì cũng có không ít những quả na người dân không thể bán được mà để ăn cũng không xuể. Đó là những quả na mặc dù rất to, nhưng trong quá trình hái, vận chuyển bị xây xát, dập, hay những quả na nhỏ (na bi), đặc biệt là thời điểm thu hoạch rộ mà thời tiết lại nóng bức khiến na chín mềm, không thể đóng thùng vận chuyển đi xa được. Bà con nơi đây, với bao mồ hôi, công sức trồng,...
LSO-Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có bị lãng phí nhiều năm, góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản, giải quyết việc làm, đồng thời tạo thương hiệu đặc trưng đã và đang là một hướng đi có hiệu quả của HTX Dịch vụ và Phát triển Nông nghiệp Đoàn Kết Chi Lăng, thôn Đồng Ngầu, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng.
|
Hoạt động thu mua na tại HTX |
Trăn trở vùng na
Na là một sản phẩm nông sản có tiếng của nhân dân huyện Chi Lăng từ nhiều năm nay. Mỗi mùa na đến, bên cạnh những quả na to, đẹp được tiêu thụ đi nhiều nơi trong cả nước, thì cũng có không ít những quả na người dân không thể bán được mà để ăn cũng không xuể. Đó là những quả na mặc dù rất to, nhưng trong quá trình hái, vận chuyển bị xây xát, dập, hay những quả na nhỏ (na bi), đặc biệt là thời điểm thu hoạch rộ mà thời tiết lại nóng bức khiến na chín mềm, không thể đóng thùng vận chuyển đi xa được. Bà con nơi đây, với bao mồ hôi, công sức trồng, chăm sóc để rồi đến khi được thu hoạch lại phải tự tay đổ đi không ít, nhìn tiếc mà không biết phải làm thế nào. Bà Lăng Thị An, làng Ngũa xã Chi Lăng cho biết: trước năm 2009 khi HTX chưa thu mua, những quả na bi, na chín, na bị dập của gia đình rất nhiều (mỗi vụ lên tới hàng tạ) không bán được, cho thì nhà ai cũng có nên chẳng ai lấy, phải đem đi đổ ngoài ruộng, tiếc lắm nhưng chẳng thể làm khác được, thiệt hại cũng lên tới tiền triệu.
Trong khi người dân vẫn loay hoay chưa tìm ra được một hướng đi nào cho những số na không thể bán được ấy, thì anh em xã viên HTX Đoàn Kết đã nảy ra ý tưởng để khắc phục. Anh Phan Tiến Dũng, Chủ nhiệm HTX cho biết: trước thực trạng na bà con đổ đi lãng phí, anh em xã viên HTX với nhiều xã viên có trình độ (gồm 2 kỹ sư nông nghiệp, 1 kỹ sư sinh-hóa, 2 trung cấp kinh tế), sau nhiều đêm trăn trở đã nảy ra ý tưởng là sử dụng những quả na không bán được (do những nguyên nhân trên) chưng cất thành rượu. Ý tưởng được đưa ra trao đổi, phân tích, Ban chủ nhiệm HTX và xã viên thống nhất quyết định đầu tư mua các thiết bị chưng cất rượu (loại nhỏ), và thu mua na của bà con về thử nghiệm. Sau khi phân tích, nghiên cứu, Ban chủ nhiệm HTX và thành viên quyết định cử xã viên Nguyễn Song Hà làm chủ dự án nghiên cứu thử nghiệm chưng cất rượu na và được Sở KH&CN thẩm định, đồng ý (thời gian thực hiện dự án từ tháng 8/2009-8/2011).
Những tín hiệu vui
Theo lãnh đạo Sở KH&CN, thì hiện trong toàn tỉnh chỉ có duy nhất HTX Dịch vụ và Phát triển Nông nghiệp Đoàn Kết Chi Lăng thực hiện dự án nghiên cứu thử nghiệm chưng cất rượu từ hoa quả (na). Từ khi thực hiện dự án đến nay, Sở đã 2 lần kiểm tra tiến độ thực hiện dự án. Qua đó, kết quả thực hiện tiến triển tốt và rất khả quan, rượu có mùi thơm đặc trưng riêng của na.
Ban Chủ nhiệm HTX cho biết: từ sau khi nảy sinh ý tưởng và thực hiện dự án nghiên cứu thử nghiệm làm rượu na đến nay đã và đang thu được những kết quả tích cực. Thứ nhất: rượu sau khi chưng cất đã được Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh phân tích, các thông số hóa, lý trong rượu như: me tanon, anđêhit, chì, nhôm, kẽm… đều dưới ngưỡng cho phép so với thông số do Bộ Y tế quy định. Thứ hai: những loại na trước kia người dân không có nơi tiêu thụ, thì nay đã được HTX thu mua toàn bộ với giá trung bình từ 2.000 đồng-3.000 đồng/kg. Đồng thời, tạo việc làm thời vụ cho bà con. Đến nay, trung bình một năm HTX thu mua khoảng 15 tấn na của bà con, do mới đang thử nghiệm nên số lượng rượu chưng cất còn ít, với giá bán thấp nhất là 50.000 đồng/lít đến trên 100.000 đồng/lít, chủ yếu là tiêu thụ ở thị trường Hà Nội. Hiện tại, mặc dù chưa chính thức được Sở KH&CN nghiệm thu dự án nghiên cứu trên, nhưng Sở đã thực hiện nghiệm thu từng phần, và HTX cũng đã hoàn tất hồ sơ gửi lên để được tiến hành nghiệm thu trong thời gian sớm nhất. Thời gian tới, sau khi dự án nghiên cứu thử nghiệm về chưng cất rượu na được nghiệm thu, HTX sẽ mở rộng quy mô sản xuất về chưng cất rượu na. đồng thời làm các thủ tục cần thiết với ngành chức năng để được chứng nhận thương hiệu sản phẩm rượu na do HTX sản xuất.
HTX Dịch vụ và Phát triển Nông nghiệp Đoàn Kết Chi Lăng Được thành lập và đi vào hoạt động chưa đầy 4 năm (từ 2008), gồm 8 xã viên, với ngành nghề kinh doanh là cung ứng dịch vụ nông nghiệp như phân bón phục vụ bà con trong huyện và một số huyện lân cận trong tỉnh. Với những trăn trở và sự cố gắng của Ban chủ nhiệm và xã viên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX ngày càng nâng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()