Hợp tác phát triển Đức - Việt trên các lĩnh vực môi trường, bảo vệ khí hậu và đào tạo nghề
Từ ngày 17 - 19/6/2013, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, bà Jutta Frasch, đã tới thăm các dự án hợp tác phát triển Đức – Việt tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Đồng Nai.
Từ ngày 17 – 19/6/2013, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, bà Jutta Frasch, đã tới thăm các dự án hợp tác phát triển Đức – Việt tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Đồng Nai.
Trong chuyến thăm 3 ngày tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đại sứ Đức Frasch đã thăm và kiểm tra công tác triển khai những lĩnh vực trọng tâm của Hợp tác phát triển song phương giữa CHLB Đức và Việt Nam trên các lĩnh vực như: môi trường, bảo vệ khí hậu và đào tạo nghề, đã được Chính phủ hai nước thông qua năm 2011.
Đại sứ CHLB Đức tới thăm dự án bảo vệ rừng ngập mặn tại các vùng |
Tại tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, bà Jutta Fraschđã tới thăm 2 dự án bảo vệ rừng ngập mặn tại các vùng ven biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc chặt phá rừng. Những dự án thực hiện bằng nguồn kinh phí của Đức hỗ trợ Việt Nam trong việc thích ứng với sự biến đổi khí hậu thông qua khôi phục rừng ngập mặn để ngăn chặn sự xói mòn tại các vùng ven biển ở khu vực đồng bằng. Với nguồn kinh phí lên tới hơn 5,1 triệu Euro, Chính phủ Đức đã hỗ trợ công tác tư vấn cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam, công tác vận động sự tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý rừng, cũng như các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nâng cao cho các cơ quan địa phương và tổ chức các khóa tập huấn tại Sóc Trăng. Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động dự án tại Bạc Liêu là 3,5 triệu Euro.
Đại sứ Frasch đã thăm và chính thức cắt băng khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng. Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng từ nguồn kinh phí đầu tư 5,1 triệu Euro hỗ trợ của Đức và là một phần của dự án tổng thể nhằm cải thiện việc quản lý nước tại đô thị. Sóc Trăng là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam áp dụng việc đưa hệ thống phí nước thải bù đắp được chi phí vận hành bảo dưỡng và đã được đánh giá rất cao. Với kinh phí hỗ trợ 12 triệu Euro của Đức, từ năm 2013 nhà máy xử lý nước thải này sẽ được mở rộng để trở nhà máy xử lý nước thải sinh học.
Đại sứ Frasch thăm và cắt băng khánh thành |
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ Frasch đã tìm hiểu về tình hình thực hiện dự án hải đăng của chương trình đối tác chiến lược 2011, đó là việc xây dựng đường tầu điện ngầm số 2. Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và các đoàn tầu do Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng đầu tư châu Âu và Chính phủ Đức đồng cung cấp tài chính. Đoàn cũng đã tới thăm Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 tại tỉnh Đồng Nai. Với kinh phí hỗ trợ của Đức lên tới 16 triệu Euro, Trường được hỗ trợ để xây dựng thành Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao.
Đại sứ Frasch cho biết: Việt Nam luôn là một trong những đối tác quan trọng nhất của Hợp tác phát triển Đức. Từ khi bắt đầu thiết lập mối quan hệ trong lĩnh vực Hợp tác phát triển từ năm 1990 đến nay, Chính phủ Đức đã hỗ trợ Việt Nam nguồn kinh phí hơn 1,5 tỷ Euro. Cam kết mới cho năm 2012 và 2013 là gần 289 triệu Euro.
Đại sứ Frasch cho rằng: Việc thiết lập đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa hai nước và là một tín hiệu của mối quan tâm tiếp tục hợp tác phát triển với cam kết hỗ trợ tài chính gia tăng từ hơn 20 năm nay. Từ việc bảo vệ rừng ngập mặn tại các vùng ven biển Việt Nam, xây dựng nhà máy xử lý nước thải đến soạn thảo chương trình đào tạo nghề, Hợp tác phát triển Đức – Việt đã hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh được phê duyệt năm 2012 trong những lĩnh vực: Đào tạo nghề, Môi trường/ Bảo vệ khí hậu và Năng lượng.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()