Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9
Chiều nay (26/9), ngay sau khi Chính phủ kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 9, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ. Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp báo.Kinh tế tháng 9 đã đạt được những kết qủa tích cựcVề tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2011, Chính phủ thống nhất đánh giá: 9 tháng đầu năm 2011, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được những kết qủa tích cực bước đầu.Theo đó, lạm phát đang giảm dần. CPI tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ hai liên tiếp đạt dưới 1%.Thu ngân sách 9 tháng so với dự toán năm bằng 78,5%, chi bằng 70,5%, ước cả năm bội chi có thể 4,9%, giảm so với kế hoạch 5,3%. Như vậy, thu ngân sách tiếp tục đạt mức khá, đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao, bảo đảm kịp thời các khoản khi...
Chiều nay (26/9), ngay sau khi Chính phủ kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 9, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ. Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp báo.
Kinh tế tháng 9 đã đạt được những kết qủa tích cực
Về tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2011, Chính phủ thống nhất đánh giá: 9 tháng đầu năm 2011, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được những kết qủa tích cực bước đầu.
Theo đó, lạm phát đang giảm dần. CPI tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ hai liên tiếp đạt dưới 1%.
Thu ngân sách 9 tháng so với dự toán năm bằng 78,5%, chi bằng 70,5%, ước cả năm bội chi có thể 4,9%, giảm so với kế hoạch 5,3%. Như vậy, thu ngân sách tiếp tục đạt mức khá, đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao, bảo đảm kịp thời các khoản khi phát sinh.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra, đạt 35,4%. Tỷ lệ nhập siêu 9 tháng gần 9,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu Nghị quyết số 11/NQ-CP đã đề ra (không quá 16%).
![]() |
Đ/c Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: TH) |
Thặng dư cán cân thanh toán ngoại tệ đã dương, dự trữ ngoại tệ tăng; lãi suất giảm, hiện nay lãi suất huy động tiết kiệm ở mức 14% – 15%, lãi suất cho vay đã giảm và có xu hướng tiếp tục giảm.
Về đầu tư phát triển, nhằm góp phần giảm tổng cầu, kiềm chế lạm phát, việc cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư đã được quan tâm chỉ đạo, tập trung cho các dự án cấp bách, cần đẩy nhanh tiến độ, sắp hoàn thành. Nhờ đó, số dự án hoàn thành trong năm 2011 tăng thêm trên 1.050 dự án; tổng đầu tư toàn xã hội giảm còn dưới 35 % GDP cho cả năm 2011; các chỉ số nợ quốc gia đều trong giới hạn an toàn.
Đáng lưu ý, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%; quý III tăng 6,11%), 9 tháng đạt 5,76%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,62%; dịch vụ tăng 6,24%. Các lĩnh vực dịch vụ như bán lẻ hàng hoá, du lịch, vận tải, viễn thông đều có mức tăng trưởng khá. Tăng trưởng GDP tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2010 (6,52%) nhưng trong khó khăn, tập trung ưu tiên cho ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát thì đây là một cố gắng lớn.
Mặt khác, các mặt công tác văn hóa – xã hội, các chính sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo vẫn được triển khai quyết liệt trong điều kiện lạm phát, giá cả tăng cao.
Tập trung cho nhiệm vụ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội
Tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn, tác động tiêu cực đến nước ta. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Lạm phát vẫn còn ở mức cao, sản xuất kinh doanh còn không ít ách tắc, hàng tồn kho lớn. Đời sống nhân dân, nhất là người nghèo ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Tình hình thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn gây nhiều thiệt hại… Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương trong những tháng cuối năm cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả Kết luận số 02- KL/TW của Bộ Chính trị, các Nghị quyết số 02/NQ-CP và số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Theo đó, phấn đấu giữ mục tiêu lạm phát ở mức 18%, phấn đấu tăng trưởng GDP 6%.
Tiếp tục điều hành chính sách tài chính – tiền tệ chặt chẽ; tăng dự trữ ngoại hối; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng.
Đồng thời, tiếp tục giám sát chặt chẽ các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là về nợ xấu; kiểm soát cho vay bất động sản, bảo đảm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, cung ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, không để tình trạng thiếu hàng hóa cục bộ, kể cả những vùng bị thiên tai dịch bệnh. Cân đối đủ nguồn hàng cho tiêu dùng dân cư dịp cuối năm, nhất là dịp lễ, tết.
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia hướng đến vùng nghèo, địa bàn huyện, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng khó khăn trong xã hội; Tập trung nguồn lực cho phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục nhanh sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân.
Mặt khác, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận và góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
* Về vấn đề lạm phát cao, Chính phủ thống nhất nhận định, lạm phát ở nước ta trong thời gian qua so với nhiều nước luôn ở mức cao và kéo dài do nhiều nguyên nhân… Nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là cầu kéo (tổng mức đầu tư vượt quá tiết kiệm, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh. . .). Trong những nguyên nhân trên có tác động của nhiều yếu tố khách quan yêu tố tâm lý về lạm phát kỳ vọng nhưng yếu tố chủ quan vẫn là chủ yếu.
Mặc dù Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp khắc phục trong thời gian qua, tuy nhiên, tình hình vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Để giải quyết cơ bản vấn đề lạm phát trong thời gian tới, cần phải tiếp tục kết hợp cả những giải pháp mang tính lâu dài và những giải pháp trước mắt.
Cụ thể, những giải pháp trước mắt bao gồm việc phải kiên định chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá chặt chẽ; điều phối lượng tiền tín dụng hợp lý trong cả năm, thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm đầu tư công, giảm chi thường xuyên và giảm bội chi ngân sách; đồng thời, củng cố lòng tin của công chúng vào VND bằng việc minh bạch chính sách, đẩy mạnh công tác tuyên truyền…
Nhóm giải pháp lâu dài bao gồm các giải pháp kiểm soát tổng cầu và kiểm soát cung ứng tiền cho nền kinh tế; thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế mà trọng tâm tập trung vào 3 khâu là tái cấu trúc đầu tư, tái cấu trúc doanh nghiệp và tái cấu trúc hệ thống tài chính tiền tệ; khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để nâng cao hiệu quả nền kinh tế; tăng cường công tác phân tích, dự báo…
Về mục tiêu năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, Chính phủ xác định, những năm đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung cho nhiệm vụ ổn định vĩ mô kiềm chế lạm phát, tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên số 1, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng cao hơn. Điều quan trọng là trong giai đoạn 5 năm này phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô để tạo ra được những tiền đề vững chắc cho tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn trong giai đoạn 5 năm 2016 – 2020, phấn đấu hoàn thành Chiến lược 10 năm 2011 -2020.
Liên quan đến câu hỏi của phóng viên báo chí về việc điều hành giá xăng dầu, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủVũ Đức Đam cho biết, việc điều hành giá xăng dầu là chủ trương nhất quán của Chính phủ. Theo lộ trình, Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương thực hiện nghiêm túc việc công khai minh bạch giá; sử dụng đúng quỹ bình ổn giá và kinh doanh lỗ lãi cũng phải công khai, minh bạch.
Về câu hỏi liên quan đến sự chênh lệch giá vàng giữa trong nước và quốc tế, Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến đã khuyến cáo người dân nên bình tĩnh, tránh tình trạng mất tiền không cần thiết trước những động thái trục lợi của giới kinh doanh vàng. Ông Tiến cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho phép nhập khẩu vàng để ổn định thị trường trong nước.
Theo Dangcongsan.vn
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()