Hong Kong: Kinh tế thiệt hại vì biểu tình
Theo nhận định của chuyên gia, ngành hàng không của Hong Kong (Trung Quốc) đã bị thiệt hại 620 triệu đô la Hong Kong (khoảng 79 triệu USD).
Người biểu tình tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong |
Tuy nhiên, vị tiến sĩ này đưa ra cảnh báo, nếu tình hình không được cải thiện thì về lâu dài những thiệt hại để lại có thể còn nghiêm trọng hơn: “Từ trước tới nay, ảnh hưởng của những cuộc biểu tình đã gây không ít thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, đối với hàng không, thiệt hại này còn nặng nề hơn nhiều lần. Nếu tình hình bất ổn kéo dài, nó sẽ khiến cho vị trí làm trung chuyển cho hành khách lẫn hàng hóa bằng đường hàng không ở Hong Kong bị lung lay. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn hoặc lựa chọn đầu tư vào nơi khác, ít rủi ro hơn”.
Hiện Mỹ, Canada, Anh và nhiều nước khuyến cáo công dân nên thận trọng khi sống hoặc tới Hong Kong, trong khi Thái Lan đã lên kế hoạch sơ tán.
“Tôi kêu gọi các công dân Canada sống tại Hong Kong, những người đang du lịch tới Hong Kong hoặc có người thân đang ở đó hay đi du lịch tới đó để tâm tới khuyến cáo du lịch của chúng tôi”, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland nói trong cuộc họp báo hôm 14/8 tại Toronto.
Bà Freeland cũng khẳng định 300.000 người Canada đang sống ở Hong Kong có thể liên hệ với Lãnh sự quán Canada nếu cần giúp đỡ.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Hong Kong vẫn đang chìm trong hỗn loạn vì biểu tình. Liên tiếp trong nhiều ngày qua, hàng nghìn người Hong Kong kéo tới sân bay khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy bỏ.
Không riêng gì Canada, hơn 20 quốc gia khác cũng đưa ra các cảnh báo tương tự.
Mỹ khuyến cáo công dân thận trọng khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong liên tiếp diễn ra và chưa có dấu hiệu dừng lại.
“Hầu hết các cuộc biểu tình đều ôn hòa. Nhưng một số người chuyển sang đối đầu hoặc hướng tới đụng độ bạo lực. Những biểu cuộc biểu tình này có khả năng vẫn sẽ tiếp tục”, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh trong tuyên bố đưa ra cách đây ít ngày.
Cơ quan ngoại giao Mỹ kêu gọi công dân khi đi tới Hong Kong tránh các khu vực diễn ra biểu tình và nhận thức các vấn đề diễn ra xung quanh.
Bộ Ngoại giao Anh hôm 14/8 khuyến cáo các công dân không nên di chuyển tới sân bay và một số khu vực khác của Hong Kong vào thời điểm hiện tại.
Lãnh sự quán Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hôm 12/8 cũng khuyến cáo công dân cư trú hoặc đến thăm Hong Kong phải thận trọng do các cuộc biểu tình. “Lãnh sự quán UAE ở Hong Kong kêu gọi công dân UAE chú ý tới thông báo của Cảng vụ Hàng không Hong Kong về việc hủy tất cả các chuyến bay hôm 12/8 do hàng nghìn người biểu tình tại sân bay. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy liên lạc với chúng tôi”, thông cáo của lãnh sự quán UAE cho hay.
Trong khi đó, Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) dự định triển khai 2 máy bay Lockheed C-130 Hercules và Airbus A340 nếu chính phủ ra lệnh sơ tán công dân nước này ở Hong Kong. Lãnh sự quán Thái Lan tại Hong Kong đang cập nhật thông tin thường xuyên và đánh giá tình hình hàng ngày. Cục quản lý xuất nhập cảnh, Cục cảnh sát du lịch và các sân bay Thái Lan cũng được chỉ đạo sẵn sàng cho việc đón công dân Thái Lan từ Hong Kong trở về.
Bộ Ngoại giao Australia hôm 7/8 phát cảnh báo đi lại, yêu cầu người dân nên thận trọng trước diễn biến khó lường của các cuộc biểu tình ở Hong Kong, cảnh báo nguy cơ đối đầu bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát, hoặc các cá nhân có liên quan đến tội phạm, đề cập đến những kẻ côn đồ có vũ trang đã tấn công người biểu tình hoặc người dân.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay cũng ra thông cáo, đề nghị công dân khi đến Hong Kong “cần thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại, cân nhắc việc hạn chế đến các khu vực tụ tập đông người để tránh xảy ra những rủi ro”. Tính đến ngày 14/8, cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở Hong Kong chưa ghi nhận công dân nào bị thiệt hại hoặc gặp khó khăn trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, trong đó cho phép Hong Kong đưa nghi phạm tới các khu vực mà Đặc khu này chưa có hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục, bùng phát từ đầu tháng 6 và kéo dài sang tuần thứ mười dù Trưởng đặc khu Carrie Lam hồi tháng 7 tuyên bố dự luật “đã chết”. Biểu tình khiến trung tâm tài chính châu Á rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi Anh trao trả cho Trung Quốc.
Hàng nghìn người biểu tình kéo tới sân bay quốc tế Hong Kong trong hai ngày 12 và 13/8, khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy và hoạt động của sân bay bị tê liệt. Hôm qua, hoạt động tại sân bay quốc tế Hong Kong khôi phục trở lại sau khi hầu hết người biểu tình rút đi.
Cũng trong hôm qua, tòa án Hong Kong ra lệnh cấm người biểu tình tụ tập gây ảnh hưởng đến hoạt động chung tại sân bay, ngoại trừ hai khu vực được quy định sẵn ở phía ngoài nhà ga đến. Bên cạnh đó, những người không có thẩm quyền hoặc không phải hành khách đều bị cấm đi vào nơi làm thủ tục và nhà ga đi.
Theo Chinhphu
Ý kiến ()