Hơn 600 nghìn cây cao-su Yên Bái đang chờ đất trồng
Nhằm phát triển cây trên đất lâm nghiệp, năm 2010 và 2011, UBND tỉnh Yên Bái ra Quyết định số 790 và 865 thu hơn ba nghìn ha đất đai tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn giao cho Công ty cổ phần cao-su Yên Bái thuê, triển khai dự án cây cao-su, góp phần đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng đến nay vì nhiều lý do khác nhau, hơn 2.000 ha đất "sạch" dành cho việc trồng cao-su chưa được bàn giao đầy đủ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhằm phát triển cây trên đất lâm nghiệp, năm 2010 và 2011, UBND tỉnh Yên Bái ra Quyết định số 790 và 865 thu hơn ba nghìn ha đất đai tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn giao cho Công ty cổ phần cao-su Yên Bái thuê, triển khai dự án cây cao-su, góp phần đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng đến nay vì nhiều lý do khác nhau, hơn 2.000 ha đất “sạch” dành cho việc trồng cao-su chưa được bàn giao đầy đủ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tại huyện Văn Chấn, theo Quyết định số 790/QÐ-UBND, ngày 2-6-2010, của UBND tỉnh Yên Bái, thì diện tích thu hồi, bồi thường là 651,3 ha đất thuộc ba xã, nhưng đến nay mới bàn giao cho công ty được 554,3 ha. Còn 97 ha chưa được bàn giao với lý do đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân bao chiếm và sản xuất xen kẽ trong diện tích bàn giao. Còn theo Quyết định 865/QÐ-UBND, ngày 22-6-2011, của UBND tỉnh thu hồi 1.572,9 ha đất thuộc 11 xã, thị trấn để thực hiện dự án trồng mới cây cao-su, nhưng đến nay mới thu hồi được 665,9 ha đất.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nguyên nhân chậm giao đất vì một số diện tích đất người dân tự ý trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khác và đề nghị có hỗ trợ cho các hộ gia đình thì mới bàn giao đất. Một số diện tích chưa được làm rõ, chính sách hỗ trợ công khai phá đất đai, hoặc là rừng đầu nguồn; nước sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng chưa được quan tâm. Ðặc biệt, do chỉ căn cứ vào số liệu và bản vẽ chuyên môn, tỉnh Yên Bái đã cấp trùng 204,6 ha đất quy hoạch vào diện tích của người dân các xã Hạnh Sơn, Nậm Mười, Sơn A, Phù Nham đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ðồng thời, còn cấp trùng 6,5 ha vào đất quy hoạch đất quốc phòng, đất tái định cư, nên gây khó khăn cho việc giao, cho thuê đất.
Một khó khăn khác khiến hàng nghìn cây cao-su giống chờ đất đó là nhiều cán bộ lãnh đạo, đảng viên chưa tin tưởng vào dự án trồng mới cây cao-su tại Yên Bái. Bởi lẽ đã có những thất bại đau đớn trong việc trồng cao-su niên vụ 2010-2011 và của cả các dự án trồng cây công nghiệp khác như: sở, xả, cà-phê ca-ti-mo… từ những năm trước, khiến hàng nghìn hộ nông dân Yên Bái lao đao, lòng tin của nông dân và một bộ phận cán bộ vào các chính sách mới của tỉnh không cao. Do đó, mặc dù Công ty CP cao-su Yên Bái đã ươm đủ 600 nghìn cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, nhưng chưa có đất trồng đúng trong niên vụ 2013.
Ðược biết, mới đây UBND tỉnh Yên Bái đã có cuộc làm việc với các ngành chức năng của tỉnh Yên Bái, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho Công ty CP cao-su Yên Bái đã khẳng định: Ðể thực hiện trồng 3.000 ha cây cao-su vào năm 2015, các sở, ngành chức năng và các huyện Văn Yên, Văn Chấn phải kiên quyết thực hiện nghiêm quyết định thu hồi đất đã ban hành đúng luật pháp, nhằm bàn giao đủ diện tích đất trồng cao-su, góp phần bảo đảm quốc phòng – an ninh gắn với phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()