Hơn 26 nghìn tàu, thuyền được thông báo phòng, tránh bão
Đường đi của bão Sơn Tinh. * Chính phủ hỗ trợ 175 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 25-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,3 độ vĩ bắc; 117,8 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 660 km về phía đông đông nam.Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.Dự báo, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 26-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, trên khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km và còn có khả năng...
![]() Đường đi của bão Sơn Tinh. |
* Chính phủ hỗ trợ 175 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 25-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,3 độ vĩ bắc; 117,8 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 660 km về phía đông đông nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 26-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, trên khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 27-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ vĩ bắc; 107,3 độ kinh đông, trên vùng biển các tỉnh Nghệ An – Thừa Thiên-Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía đông Biển Đông có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Từ trưa 26-10 vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật cấp 11, cấp 12 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động rất mạnh.
Theo Báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực – Bộ đội Biên phòng, kết quả kiểm đếm tàu thuyền đến ngày 25-10, đã thông báo và hướng dẫn cho 26.147 tàu/150.785 người đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, trong đó: khu vực quần đảo Hoàng Sa: 291 tàu/2.690 người; khu vực quần đảo Trường Sa: 1.308 tàu/15.074 người; các khu vực khác và neo đậu tại bến: 24.548 tàu/133.021 người. Để chủ động phòng, chống bão số 8, TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thực hiện phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố, đồng thời chuẩn bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Hôm nay 26-10, mực nước các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm. Trong những ngày tới, mực nước sông Cửu Long sẽ lên lại theo kỳ triều cường. Đến ngày 29-10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 2,60 m; tại Châu Đốc lên mức 2,45 m; tại các trạm chính hạ nguồn lên mức BĐ2-BĐ3. Hôm nay, mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài biến đổi chậm và ở mức 111,45 m.
Chính phủ quyết định hỗ trợ 175 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2012 để hỗ trợ năm địa phương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Điện Biên khắc phục hậu quả mưa lũ. Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa 80 tỷ đồng; Nghệ An 50 tỷ đồng; Hà Tĩnh 20 tỷ đồng; Hải Dương 15 tỷ đồng và tỉnh Điện Biên 10 tỷ đồng. Số tiền trên nhằm thực hiện cứu trợ đột xuất gia đình có người chết, người bị thương, nhà đổ, sập, trôi; khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu…
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 5.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Quảng Nam phòng, chống dịch bệnh tai xanh. Dịch bệnh tai xanh đã xuất hiện tại bốn xã thuộc hai huyện là Thăng Bình và Đại Lộc, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy hơn 400 con. Các địa phương có lợn bị bệnh tai xanh đã tập trung lực lượng để khống chế, không để dịch lây lan. Tỉnh đã cấp cho hai huyện trên mỗi huyện 1.000 lít hóa chất Benkocid, cấp 30.000 liều vắc-xin phòng, chống dịch tai xanh cho ba huyện Thăng Bình, Đại Lộc và Duy Xuyên.
Ngày 25-10, Tổ chức phi chính phủ Plan phối hợp Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Trị do tổ chức Plan tài trợ. Tổ chức phi chính phủ Plan đã hỗ trợ giúp đỡ nhiều chương trình cho tỉnh Quảng Trị từ năm 1995 đến nay. Riêng năm 2012, tổ chức này sẽ hỗ trợ không hoàn lại cho tỉnh Quảng Trị khoảng 23 tỷ đồng, để chủ động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh…
Sáng 24-10, tàu TH 90718 có 10 thuyền viên, đang khai thác hải sản tại vùng biển Thanh Hóa đã bị một tàu không rõ số hiệu đâm vào mạn trái, làm hỏng nặng. Ngay sau khi nhận được tin báo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các Đài thông tin báo bão, Tìm kiếm cứu nạn trên biển Thanh Hóa thông báo đưa hai tàu khác đến lai dắt tàu bị nạn vào bờ an toàn.
Tính đến ngày 25-10, tỉnh Đác Lắc đã có 113 trong số 115 xã, phường hết dịch lợn tai xanh. Hiện chỉ còn hai xã, phường tại TP Buôn Ma Thuột chưa qua 21 ngày là xã Hòa Khánh và phường Khánh Xuân. Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra điều kiện hết dịch tại bảy huyện (Ea Kar, Krông Ana, Ea H’Leo, Krông Buk, Cư M’gar, Cư Kuin, Ma Đ’rắc) và công bố hết dịch tai xanh tại các huyện này.
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân
Ngày 25-10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2012-2013 các tỉnh phía bắc. Theo kế hoạch vụ đông xuân 2012-2013, tại các tỉnh phía bắc dự kiến gieo cấy hơn 1,14 triệu ha lúa, giảm khoảng 13 nghìn ha so với vụ năm trước; năng suất trung bình đạt 62,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 7,2 triệu tấn. Theo đại diện Bộ NN và PTNT, vụ đông xuân năm nay mở rộng tối đa trà xuân muộn (chiếm 80 – 90% diện tích) bằng những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao; hạn chế tối đa trà xuân sớm, xuân trung, trừ những nơi điều kiện đặc thù; mỗi địa phương cần lựa chọn 4 đến 5 loại giống chủ lực để gieo cấy; ưu tiên giống lúa lai có năng suất cao với diện tích gieo cấy phấn đấu đạt 450 nghìn ha (khoảng 40% diện tích lúa). Đề nghị các địa phương bổ sung thêm kinh phí đầu tư cho hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu; đồng thời khuyến khích tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo phương thức “cánh đồng mẫu lớn”, mở rộng phong trào dồn điền, đổi thửa, góp ruộng đất nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất vụ đông xuân.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()