tle=”Hơn 237 tỷ đồng phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011- 2020″ on click=”$('#gallery_22384230_1_326717').click(); return false;” href=”ja vasc ript:void(0);”> Đó là dự kiến kinh phí được đưa ra tại Hội thảo xây dựng Kế hoạch hành động về phòng, chống HIV/AIDS của ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến 2030 và vận động tài trợ xây dựng mô hình triển lãm “Giáo dục sức khỏe sinh sản, giới và phòng chống HIV/AIDS cho thanh, thiếu niên”.
Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội, ngày 22- 12, với sự tham dự của đại diện văn phòng UNESCO Việt Nam, UNICEF, UNFPA, Save The Children, Plan; đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương và mười sở giáo dục và đào tạo. Mục đích của Hội thảo là tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện Kế hoạch hành động của ngành giáo dục và đào tạo trong công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS đồng thời nhận được sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ nguồn lực từ các tổ chức, đơn vị cho việc xây dựng một triển lãm về việc phòng chống căn bệnh thế kỷ phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam để triển khai ở các khu vực và toàn quốc.
Kế hoạch hành động về phòng, chống HIV/AIDS của ngành giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 sẽ góp phần thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030, và Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015; hướng tới mục tiêu 100% các cơ sở giáo dục có năng lực và tổ chức hiệu quả giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS.
Cụ thể, đến năm 2015 đạt 70% và năm 2020 đạt 100% người học được nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với từng cấp học; năm 2015 đạt 70% và năm 2020 đạt 100% giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng được nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng và phương pháp giảng dạy lồng ghép, tích hợp về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với từng cấp học; năm 2015 đạt 70% và năm 2020 đạt 100% giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học và nhân viên trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (trong đó có các trường đại học, cao đẳng sư phạm) được trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS. Ngoài ra, bản kế hoạch cũng đăt mục tiêu năm 2015 đạt 70% và năm 2020 đạt 100% cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục tiểu học được nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, có kỹ năng về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với từng cấp học.
Tám nhóm giải pháp chính được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra để triển khai thực hiện, trong đó có những giải pháp đáng chú ý như: Rà soát, bổ sung và xây dựng chương trình, tư liệu, tiêu chuẩn và điều kiện bảo đảm cho công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức lồng ghép, tích hợp kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS vào nhà trường; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo về giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS; Khảo sát, đánh giá nhân rộng các mô hình điểm về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, giáo dục giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS; Hợp tác quốc tế trong giáo dục phòng, chống HIV/AIDS.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên chiếm khoảng ¼ dân số đang ngồi trên ghế nhà trường, ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin, giáo dục truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Những bước phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả về giáo dục trong giai đoạn 2006-2010 đã tạo điều kiện tốt cho việc triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS trong toàn ngành. Nội dung các chương trình, tài liệu phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ngày càng phong phú, hình thức tổ chức học tập ngày càng linh hoạt và hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng người học. Các cơ sở giáo dục đều quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục nội khóa và hoạt động ngoại khóa về phòng, chống HIV/AIDS. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động đưa nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào Chỉ thị năm học và chỉ đạo toàn ngành theo từng năm học. Các hoạt động được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng và đổi mới nhằm thu hút học sinh, sinh viên tích cực, chủ động tham gia.
Thứ trưởng lưu ý các sở giáo dục và đào tạo phát huy tinh thần sáng tạo tổ chức các triển lãm về phòng chống HIV/AIDS, chọn ra mô hình phù hợp để nhân rộng. Về một triển lãm mang tầm quốc gia, do đòi hỏi kinh phí lớn nên cần có thời gian chuẩn bị lâu dài. Trước mắt, ngành giáo dục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sử dụng tốt các tài liệu hiện có. Để thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả cao, ngành giáo dục cần sự phối hợp liên ngành, sự ủng hộ, giúp đỡ của các hội cha mẹ học sinh. Thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS, ngành giáo dục sẽ đào tạo ra những thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam có kiến thức, có năng lực học thuật và có năng lực tự bảo vệ mình trước đại dịch.
Theo Nhandan
Ý kiến ()