Hơn 100 nghìn hộ nông dân Phú Yên được vay vốn phát triển sản xuất
* Lào Cai dành 71 tỷ đồng đầu tư cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thônĐến thời điểm ngày 30-9, tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp và nông thôn tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đạt 4.070 tỷ đồng, với 105.269 hộ vay, tăng 584 tỷ đồng so với đầu năm.Thực hiện các chính sách ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay các dự án góp phần phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Được biết dư nợ cho vay phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Phú Yên đạt 336 tỷ đồng, với năm doanh nghiệp và 25.380 hộ được vay vốn; doanh số cho vay phục vụ chăn nuôi và thủy sản mới phát sinh đạt 54 tỷ đồng.Theo kế hoạch, năm 2012, Lào Cai sẽ sử dụng tất cả các nguồn vốn gần 71 tỷ đồng để đầu tư nhiều hạng mục nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Những năm tiếp theo, từ 2013 đến 2015, mỗi năm...
* Lào Cai dành 71 tỷ đồng đầu tư cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Đến thời điểm ngày 30-9, tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp và nông thôn tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đạt 4.070 tỷ đồng, với 105.269 hộ vay, tăng 584 tỷ đồng so với đầu năm.
Thực hiện các chính sách ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay các dự án góp phần phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Được biết dư nợ cho vay phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Phú Yên đạt 336 tỷ đồng, với năm doanh nghiệp và 25.380 hộ được vay vốn; doanh số cho vay phục vụ chăn nuôi và thủy sản mới phát sinh đạt 54 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, năm 2012, Lào Cai sẽ sử dụng tất cả các nguồn vốn gần 71 tỷ đồng để đầu tư nhiều hạng mục nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Những năm tiếp theo, từ 2013 đến 2015, mỗi năm nguồn vốn sẽ tăng hơn ba lần so với năm 2012, tương đương hơn 60 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực này.
Mục tiêu của tỉnh là bảo đảm 85% số hộ được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 45% số hộ được cấp nước sinh hoạt đạt quy chuẩn; 65% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ có chuồng trại và công trình xử lý chất thải chăn nuôi hợp vệ sinh; 100% số trường học (không kể điểm trường) và trạm y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỉnh tiếp tục nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ người dân theo từng vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới về nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo đảm cân đối nguồn vốn; ưu tiên các mục tiêu còn đang ở mức thấp; tăng cường huy động đóng góp của cộng đồng, nhất là tăng tỷ lệ đóng góp đối với công trình quy mô hộ gia đình; tăng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để hỗ trợ thực hiện chương trình của tỉnh, thực hiện phân công, phân cấp đầu tư, rà soát và quy định cụ thể quy chế phối hợp điều hành giữa các cấp; thực hiện chính sách xã hội hóa về quản lý khai thác công trình sau đầu tư.
Đồng thời, tỉnh sẽ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý chương trình, giám sát, tổ chức quản lý vận hành công trình sau đầu tư để phát huy cao nhất hiệu quả từ hệ thống cấp nước và vệ sinh tập trung. Cùng với việc huy động người dân tham gia trong tất cả các bước của chương trình, tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế thực hiện tốt cơ chế phối hợp, nhất là trong công tác truyền thông, giáo dục cộng đồng để nhân dân tự quản đối với những công trình có quy mô nhỏ (cấp nước cho dưới 100 hộ). Còn những công trình lớn hơn, giao cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quản lý khai thác với phương châm đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp và có tính bền vững cao.
Theo Nhandan
Ý kiến ()