Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Indonesia cùng phu nhân
trong Gala Dinner (tiệc chiêu đãi)
Yudhoyono tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị Đông Á (EAS) tại Bali, Indonesia, tối 18/11.
Hội nghị cấp cao Đông Á là nơi hội tụ 10 thành viên ASEAN và 8 đối tác đối thoại, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ. Nga và Mỹ lần đầu tiên tham gia EAS sau khi các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí mở rộng EAS tại Hà Nội vào năm ngoái.
Nhấn mạnh mục tiêu của Hội nghị cấp cao Đông Á trong tuyên bố của Chủ tịch, ASEAN cho biết hội nghị sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên chính: tài chính, năng lượng, giáo dục, y tế toàn cầu và bệnh dịch lây truyền cùng kết nối ASEAN.
Vì vậy sẽ có Tuyên bố của Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 6 về kết nối ASEAN, lĩnh vực hợp tác chính trong EAS.
Ngày hôm qua, ASEAN đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo 3 đối tác đông Á lớn là Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc (ASEAN 3). Ngày hôm nay, EAS sẽ tiếp tục với cuộc họp giữa ASEAN và lãnh đạo các nước Australia, Ấn Độ, New Zealand, Nga và Mỹ.
Trong khi Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), nhóm họp vào cuối tuần trước, tập tủng chủ yếu tới các vấn đề thương mại và kinh tế, EAS nhắm tới củng cố đối thoại chiến lược về chính trị và kinh tế ở tầm rộng hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định tài chính.
Và với sự tham gia của Nga cùng Mỹ năm nay, EAS hi vọng sẽ củng cố hợp tác đối với những thách thức toàn cầu và thảo luận quy tắc về an ninh biển, không phổ biến vũ khí hạt nhân và nhân quyền.
Tuy nhiên, giới quan sát dự kiến một số thành viên trong EAS sẽ đưa ra các vấn đề lãnh thổ và các vấn đề song phương, trong đó có tranh chấp Biển Đông.
Vấn đề cải cách của Myanmar dự kiến sẽ được quan tâm tại Hội nghị. Ngày hôm qua, trên đường tham dự EAS, Tổng thống Mỹ Obama đã thông báo sẽ cử Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Myanmar vào tháng 12 tới, và bà sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên trong 50 năm tới nước này.
Một tập trung nữa là vai trò của Mỹ ở châu Á, khi Tổng thống Obama, tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự EAS, muốn tác xác nhận Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương. Giới quan sát cho rằng, mối quan hệ giữa Washington, cường quốc quân sự truyền thống ở Thái Bình Dương, và Bắc Kinh, với với sức mạnh kinh tế ngày càng vượt bậc, được quan tâm đặc biệt.
Ý kiến ()