LSO-Cứ theo chu kỳ, cỡ độ 2-3 năm mới có một năm cây hồi sai quả. Năm nay có thể coi là một năm bội thu đối với người trồng hồi, thế nhưng giá thu mua lại xuống dốc không phanh. Quy luật được mùa, rớt giá tiếp tục xảy ra đối với loại cây đặc sản của Xứ Lạng. Thu mua hồi ở Văn Quan - Ảnh: Khánh LyMùa này ở Văn Quan, hồi được phơi thành dãy, chạy dài từ thị tứ Điềm He, qua Tu Đồn, Xuân Mai, Yên Phúc…Phải mất 2 vụ, người Văn Quan mới lại được 1 vụ hồi, thế nên ai cũng háo hức. Anh Nông Văn Huy, ở Yên Phúc, “rốn hồi” của Văn Quan, hào hứng: nhà mình trồng 2ha, nếu như năm trước chỉ được dăm tạ, thì năm nay, chí ít cũng phải được 2 tấn, được mùa to. Trước đó, thời gian giữa năm, hiện tượng bọ ánh kim gây hại trên hồi khiến nhân dân địa phương rất lo lắng. Theo thống kê, toàn huyện có hàng trăm ha hồi nhiễm bọ ánh kim, trong đó trên 200ha bị gây hại mạnh. Thế nhưng rất may là...
LSO-Cứ theo chu kỳ, cỡ độ 2-3 năm mới có một năm cây hồi sai quả. Năm nay có thể coi là một năm bội thu đối với người trồng hồi, thế nhưng giá thu mua lại xuống dốc không phanh. Quy luật được mùa, rớt giá tiếp tục xảy ra đối với loại cây đặc sản của Xứ Lạng.
Thu mua hồi ở Văn Quan – Ảnh: Khánh Ly
Mùa này ở Văn Quan, hồi được phơi thành dãy, chạy dài từ thị tứ Điềm He, qua Tu Đồn, Xuân Mai, Yên Phúc…Phải mất 2 vụ, người Văn Quan mới lại được 1 vụ hồi, thế nên ai cũng háo hức. Anh Nông Văn Huy, ở Yên Phúc, “rốn hồi” của Văn Quan, hào hứng: nhà mình trồng 2ha, nếu như năm trước chỉ được dăm tạ, thì năm nay, chí ít cũng phải được 2 tấn, được mùa to. Trước đó, thời gian giữa năm, hiện tượng bọ ánh kim gây hại trên hồi khiến nhân dân địa phương rất lo lắng. Theo thống kê, toàn huyện có hàng trăm ha hồi nhiễm bọ ánh kim, trong đó trên 200ha bị gây hại mạnh. Thế nhưng rất may là diện tích bị gây hại không lan rộng thêm, mặt khác những cây bị gây hại lại chủ yếu ở nơi đồi, núi cao, so với tổng diện tích 9.000 ha hồi của toàn huyện, thì diện tích bị hại là không đáng kể. Theo anh Huy, thời điểm ấy ở Yên Phúc cũng có một số diện tích nhiễm bọ ánh kim, nhưng ít lắm, lại không lan rộng. Hiện nay, người trồng hồi đã quên vụ bọ ánh kim rồi, tất cả chỉ đang hỏi nhau xem năm nay nhà ai được nhiều hồi hơn. Ông Trần Văn Ngân, Phó Phòng NN&PTNT huyện ước tính: năng suất thì cán bộ chuyên môn chưa đi điều tra, thống kê được ngay, nhưng nhìn bằng mắt thường cũng thấy, hồi Văn Quan năm nay được mùa, hơn cả những lần được mùa trước.
Năng suất tăng cao, nhưng niềm vui của người trồng hồi “ngắn chẳng tày gang” khi mà giá trên thị trường lại chỉ bằng 1/3, thậm chí có lúc chỉ bằng ¼ của năm trước. Vừa qua, có thời điểm hồi tươi ở Văn Quan chỉ trong khoảng 6-7.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Trung Kiên, Bí thư Đảng ủy xã Yên Phúc, Chủ tịch Hội Sản xuất, chế biến và kinh doanh hồi Lạng Sơn ngậm ngùi: ai ngờ đâu giá thấp đến thế, vừa rồi giá có tăng hơn một chút, nhưng cũng chỉ ở mức 8.000đồng/kg, năm trước, thời điểm này 1kg hồi tươi có giá từ 27-28.000đồng/kg. Có lẽ năng suất hồi năm nay sẽ là một mốc mà phải khá nhiều năm nữa Văn Quan mới đạt được, còn giá bán hồi cũng lập một “kỷ lục thấp” trong vòng 5 năm trở lại đây.
Nhớ lại thời điểm năm 2007, giá 1kg hồi tươi cũng chỉ dao động ở mức 5.000 đồng, đây là mức giá thấp, nhưng 5.000 đồng thời ấy, so với với 7.000 đồng thời nay xem ra còn có giá trị hơn nhiều. Cũng xin nhắc lại, ngày 28/5/2007, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã công bố Quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn, từ đó chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn cho sản phẩm hoa hồi là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ. Cũng trong giai đoạn này, Hội Sản xuất kinh doanh và chế biến hồi được thành lập với số hội viên khoảng 300 người, ở 6 huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó tất cả đều tham gia vào một trong các quá trình trồng, chế biến và kinh doanh hồi, nhiệm vụ trọng tâm là các hội viên phải cùng đảm bảo chất lượng hồi theo đúng quy trình kỹ thuật ở tất cả các công đoạn. Phải khẳng định rằng, những nỗ lực của các ngành hữu quan đã tạo ra những tác động rất lớn đối với cây hồi, cả về chất lượng và giá trị. Từ năm 2008 đến nay, giá hồi luôn dao động trong khoảng trên 20.000đồng/kg hồi tươi.
Nông dân xã Văn An, Văn Quan phơi hồi
Những chi tiết điểm qua ấy đã là quá khứ, còn thực tại, người trồng hồi đang phải đối mặt với bài toán được mùa, rớt giá. Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch Hội Sản xuất chế biến và kinh doanh hồi Lạng Sơn cho biết: hiện nay, hầu hết các hộ gia đình đã ngừng bán hồi tươi và áp dụng các biện pháp phơi, sấy để chờ đợi hồi khô lên giá. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, giá thu mua hồi khô cũng chỉ ở mức 34.000đồng/kg, nếu bán với giá này, thậm chí nhà nông còn lỗ vốn. Chẳng phải riêng ở Văn Quan mà đây là tình trạng chung của toàn tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh có trên 33.000ha hồi với sản lượng hơn 6.000 tấn/năm, với giá cả như hiện nay, những người trồng hồi đang thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Không chỉ là một loại cây đặc sản, hồi còn là biểu trưng trên lô gô của tỉnh, nhưng hiện nay, hồi Xứ Lạng vẫn đang khắc khoải mơ về một thị trường tiêu thụ ổn định. Đã có rất nhiều đoàn khảo sát nghiên cứu của Trung ương, của tỉnh, nhiều trương trình hợp tác để cải tạo và phát triển rừng hồi, nhưng điều quan trọng là đảm bảo ổn định thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm thì vẫn chưa như mong muốn.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()