Hội thảo về đoàn kết ASEAN và những thách thức trên Biển Đông
Ngày 20-6, tại Thủ đô Bangkok (Thái-lan), Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS) phối hợp với Học viện nghiên cứu an ninh và các vấn đề quốc tế của Thái-lan (ISIS) tổ chức hội thảo về đoàn kết trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam-Á (ASEAN) và những thách thức hàng hải trên Biển Đông cũng như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
– Ngày 20-6, tại Thủ đô Bangkok (Thái-lan), Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS) phối hợp với Học viện nghiên cứu an ninh và các vấn đề quốc tế của Thái-lan (ISIS) tổ chức hội thảo về đoàn kết trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam-Á (ASEAN) và những thách thức hàng hải trên Biển Đông cũng như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hội thảo thu hút nhiều nhà nghiên cứu từ các quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và thành viên một số cơ quan đại diện nước ngoài tại Thái-lan.
Hầu hết các diễn giả có chung nhận định, giải quyết những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông, bảo đảm an ninh hàng hải, duy trì hòa bình và tăng cường hợp tác hàng hải là lợi ích chiến lược và trách nhiệm chính trị của ASEAN. Những căng thẳng gia tăng gần đây ở Biển Đông đặt ra những thách thức đối với vai trò trung tâm, đoàn kết và thống nhất của ASEAN.
Giám đốc ISIS Thitinan nhấn mạnh, đoàn kết và thống nhất trong ASEAN rất quan trọng trong việc đối phó với những thách thức hàng hải ở Biển Đông.
Tiến sĩ Võ Xuân Vinh thuộc Học viện Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định, tất cả tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, các tuyên bố và nguyên tắc đã được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc.
Đa số các học giả chung quan điểm, cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()