Hội thảo tổng kết, phổ biến mô hình điểm chuỗi sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm theo Viet GAP/GMPs
Ngày 5/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (Dự án FAPQDCP) phối hợp tổ chức “Hội thảo tổng kết mô hình điểm chuỗi sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm theo Viet GAP/GMPs”.
Ngày 5/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (Dự án FAPQDCP) phối hợp tổ chức “ Hội thảo tổng kết mô hình điểm chuỗi sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm theo Viet GAP/GMPs”.
Dự án FAPQDCP do Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phối hợp các cơ quan trong nước, trường đại học Montreal (Canada) triển khai thực hiện dự án. Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện chất lượng an toàn thực phẩm và khả năng tiếp cận thị trường của nông sản thực phẩm tại Việt Nam.
Sau 6 năm triển khai, Dự án đã xây dựng được 20 mô hình điểm chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn tại 8 thành phố. 13/14 mô hình rau quả tại Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Tiền Giang và Bắc Giang đã được chứng nhận VIetGAP. 11/11 doanh trại chăn nuôi lợn và 9/14 trại gà được chứng nhận VietGAHP; 6/6 cơ sở giết mổ thịt lợn và thịt gà và 5/5 cơ sở bán thịt lợn và thịt gà được đánh giá đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Các chuyên gia Canada, chuyên gia Việt Nam có kinh nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ hợp tác xây dựng các tài liệu kỹ thuật; thực hiện đào tạo, tập huấn và hướng dẫn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện áp dụng Thực hành tốt (VietGAp/VietGAHP) tại cơ sở sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMPs) tại các công đoạn sơ chế, chế biến, đóng gói, bày bán thuộc mô hình thí điểm.
Dự án đã triển khai các hoạt động về tiếp cận thị trường cho nông sản thực phẩm, xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phổ biến các mô hình thí điểm của dự án, tăng cường nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, triển khai các hoạt động nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm.
Từ kinh nghiệm và kết quả triển khai dự án, đã hỗ trợ các Cục, Vụ liên quan trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm (ATTP), văn bản hướng dẫn thi hành Luật ATTP, đề án về ATTP…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()