Hội thảo quốc gia lần thứ hai về Biển Ðông
Ngày 26-4, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc gia lần thứ hai về Biển Đông với chủ đề "Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: Lịch sử, Địa chính trị và Luật pháp quốc tế". Hội thảo gồm bốn phiên thảo luận.Các đại biểu cho rằng, Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện các lập luận và rà soát lịch sử, các tư liệu, bản đồ của các nước có liên quan. Hội thảo cũng cho rằng, khu vực Biển Đông gần đây có những thay đổi trên một số bình diện, từ chỗ chỉ là tranh chấp giữa các nước trong khu vực đã trở thành một trong những vấn đề quốc tế, được đem ra bàn thảo ở những diễn đàn đa phương quốc tế... Các đại biểu cũng nhất trí rằng, Biển Đông không chỉ là vấn đề xung đột, tranh chấp, đối đầu mà còn là cơ hội để các nước tăng cường hợp tác. Các đại biểu cũng nêu các kiến nghị chính sách...
Ngày 26-4, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc gia lần thứ hai về Biển Đông với chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: Lịch sử, Địa chính trị và Luật pháp quốc tế”. Hội thảo gồm bốn phiên thảo luận.
Các đại biểu cho rằng, Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện các lập luận và rà soát lịch sử, các tư liệu, bản đồ của các nước có liên quan. Hội thảo cũng cho rằng, khu vực Biển Đông gần đây có những thay đổi trên một số bình diện, từ chỗ chỉ là tranh chấp giữa các nước trong khu vực đã trở thành một trong những vấn đề quốc tế, được đem ra bàn thảo ở những diễn đàn đa phương quốc tế… Các đại biểu cũng nhất trí rằng, Biển Đông không chỉ là vấn đề xung đột, tranh chấp, đối đầu mà còn là cơ hội để các nước tăng cường hợp tác. Các đại biểu cũng nêu các kiến nghị chính sách liên quan vấn đề Biển Đông.
Theo Nhandan
Ý kiến ()