LSO-Vận dụng lợi thế từ hệ thống cửa khẩu biên giới và mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa, những năm gần đây, Lạng Sơn ngày càng quan tâm thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác phát triển kinh tế với các địa phương trong cả nước được chú trọng. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng có bước phát triển bền vững. Dự án sân gôn khách sạn Hoàng Đồng đang được khẩn trương thi côngThực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tỉnh ủy Lạng Sơn đã xây dựng Chương trình hành động số 09 – CTr/TU ngày 24/4/2007 và nhanh chóng quán triệt, triển khai tới các cấp ủy đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân. Ban Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh cũng đã được thành lập, do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. Quy chế hoạt động của...
LSO-Vận dụng lợi thế từ hệ thống cửa khẩu biên giới và mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa, những năm gần đây, Lạng Sơn ngày càng quan tâm thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác phát triển kinh tế với các địa phương trong cả nước được chú trọng. Nhờ vậy, kinh tế – xã hội của tỉnh ngày càng có bước phát triển bền vững.
|
Dự án sân gôn khách sạn Hoàng Đồng đang được khẩn trương thi công |
Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tỉnh ủy Lạng Sơn đã xây dựng Chương trình hành động số 09 – CTr/TU ngày 24/4/2007 và nhanh chóng quán triệt, triển khai tới các cấp ủy đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân. Ban Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh cũng đã được thành lập, do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. Quy chế hoạt động của ban gắn với trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai chương trình hành động phù hợp với ngành, địa phương theo các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Cùng với việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chủ yếu đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế, các cấp, ngành chức năng đã chú trọng thực hiện các chương trình hợp tác với Quảng Tây và một số tỉnh phía Nam của Trung Quốc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; đặc biệt là xúc tiến đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng – Bằng Tường… Tuy còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định, song, quá trình hội nhập thời gian qua đã giúp cho Lạng Sơn bước đầu hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Vượt lên những tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh…, kinh tế của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Công tác thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản đã tích cực tìm hiểu, đăng ký đầu tư một số dự án có giá trị lớn. Lũy kế đến năm 2009, toàn tỉnh có 31 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 166,66 triệu USD. Đến hết tháng 9-2010, tỉnh Lạng Sơn đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 23 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 4.329 tỷ đồng, trong đó có 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 1.710 tỷ đồng. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu có sự khởi sắc đáng kể sau khi Việt Nam thực hiện lộ trình mở cửa theo quy định của WTO và chương trình giảm thuế quan. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ qua địa bàn năm sau tăng mạnh so với năm trước. Bên cạnh việc chú trọng nâng tỷ trọng các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính ngân hàng, viễn thông, vận tải, du lịch, dịch vụ, tỉnh cũng chỉ đạo tiếp tục tăng cường nguồn lực phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo đúng định hướng cơ cấu kinh tế. Các thành phần kinh tế được khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh. Song với việc tập trung thực hiện hiệu quả công tác hội nhập, hợp tác kinh tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội, từng bước giải quyết hợp lý việc chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, đời sống cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi quá trình giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế. Với đặc thù của Lạng Sơn là một tỉnh biên giới, các cấp, ngành chức năng của tỉnh cũng luôn chủ động thực hiện các phương án đấu tranh chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước những biến động nhanh, phức tạp của xu thế toàn cầu hóa. Đây cũng được coi là một nhiệm vụ rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước nói chung và Lạng Sơn nói riêng.
|
Thi công mở rộng tuyến đường giao thông ra cửa khẩu Tân Thanh – Ảnh: Thanh Sơn |
Những kết quả đạt được từ quá trình hội nhập, hợp tác phát triển kinh tế của tỉnh thời gian qua đã phần nào khẳng định sự nỗ lực, đúng đắn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện của tỉnh. Tuy vậy, theo đại diện Ban hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, quá trình hội nhập, hợp tác kinh tế của tỉnh còn có những khiếm khuyết. Đó là: tốc độ tăng trưởng tuy cao nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; chưa phát huy tốt nội lực; các hoạt động thương mại, dịch vụ chủ yếu tập trung vào xuất nhập khẩu và thương mại biên giới, thiếu các loại hình dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao; thiếu các sản phẩm chủ lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường; trình độ, năng lực cán bộ về hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế, bất cập… Những thách thức này chính là những rào cản rất lớn mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành chức năng đang nỗ lực tìm giải pháp khả thi để nhanh chóng vượt qua trong quá trình đẩy mạnh hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế thời gian tới, đặc biệt là việc tập trung xây dựng, hoàn thành Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn theo mục tiêu đã đề ra.
Hoàng Thái
Ý kiến ()