Hội nghị về chống biến đổi khí hậu với rừng ngập mặn ven biển Việt Nam
Trong 4 ngày, từ 21-24/11, những chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và hệ sinh thái ven biển cùng các quan chức chính phủ Việt Nam đã thảo luận về tác động và cách giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu đối với vùng ngập mặn ven biển.
Các chuyên gia cũng đã phân tích đánh giá các lỗ hổng, các rào cản chính sách đối với quản lý bền vững cũng như cải cách chính sách và hành động cụ thể để cải thiện công tác chống biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị diễn ra tại Cần Thơ có chủ đề “Tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái trong quản lý và quản trị bền vững hệ sinh thái ven biển” (Chương trình ENGAGE), các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn rõ hơn về công tác bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
Hội nghị do Quỹ APN thuộc Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT – VN) phối hợp tổ chức cùng cùng Viện Nước – Môi trường – Sức khỏe Trường Đại học Liên hiệp quốc (UNU-INWEH) Canada và các đối tác quốc tế.
Chương trình được tổ chức nhằm mục đích tăng cường năng lực cho các chuyên gia, tổ chức, các nhà quản lý trong việc đánh giá và phân tích nhu cầu năng lực cho phương pháp tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái trong quản lý bền vững hệ sinh thái ven biển.
Trong 4 ngày, những chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và hệ sinh thái ven biển cùng các quan chức chính phủ đã thảo luận về tác động và cách giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu đối với vùng ngập mặn ven biển. Đồng thời, các chuyên gia cũng đã phân tích đánh giá các lỗ hổng, các rào cản chính sách đối với quản lý bền vững cũng như cải cách chính sách và hành động cụ thể để cải thiện công tác chống biến đổi khí hậu.
Các hệ sinh thái ven biển tiếp giáp với bờ biển nhiệt đới đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì điều kiện môi trường toàn diện cho các cộng đồng ven biển. Các hệ sinh thái chủ yếu bao gồm rừng ngập mặn, đầm lầy, rừng thủy triều biển và đóng một vai trò quan trọng trong việc che chở bờ biển giữa nước ngọt và nước mặn.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tạo thành môi trường sống lớn nhất đối với đa dạng ven biển, bao gồm rừng ngập mặn. Chỉ riêng Indonesia chiếm hơn 20% rừng ngập mặn của thế giới.
Các cuộc thảo luận gần đây về khoa học bền vững đã xác nhận sự cần thiết của việc quản lý tài nguyên và quy hoạch vì nó liên quan đến lợi ích của các nguồn vốn xã hội.
Hội nghị cũng đã tổ chức một khóa đào tạo cho các cá nhân, tổ chức tham gia để giải quyết và hiểu đặc điểm, chức năng của các hệ sinh thái ven biển đồng thời tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái như một công cụ quản lý.
Khóa đào tạo kết hợp hội thảo với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên, các quan chức chính quyền địa phương đến từ Ấn Độ, Canada, Indonesia, Mỹ, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Tiến sỹ Ngô Thọ Hùng – Trưởng phòng Môi trường và Phát triển, Viện Công Nghệ Châu Á tại Việt Nam cho biết, “Đây thực sự là một chương trình hữu ích với các nhà nghiên cứu trẻ tuổi, các cán bộ dự án làm việc trong lĩnh vực phát triển. Đây cũng là nơi gặp gỡ của các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu & hệ sinh thái ven biển khu vực Đông Nam Á, đối thoại về những rảo cản và cơ hội hợp tác khu vực về quản lý tổng hợp vùng ven biển dựa trên hệ sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển…”
“Tôi thấy chương trình hội thảo đào tạo rất hữu ích cho việc nghiên cứu của tôi. Khóa đào tạo thực sự là một cơ hội tuyệt vời để tôi học hỏi từ các nhà nghiên cứu cấp cao và các nhà khoa học đến từ Mỹ, Canada và trong khu vực. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời cho tôi để thiết lập mạng lưới với các đồng nghiệp từ các nước trong khu vực, tạo điều kiện hợp tác nghiên cứu trong tương lai giữa chúng tôi”, Ông Phạm Vũ Bằng – Nghiên cứu viên trường Kinh Tế và Luật, trường Đại học Trà Vinh, Việt Nam chia sẻ.
Hội nghị cũng kỳ vọng trong tương lại sẽ tạo ra một diễn đàn thảo luận giành cho các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách trong việc giải quyết các yêu cầu chung về tác động của biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái dựa trên cách tiếp ứng phù hợp với kế hoạch phát triển, quản lý vùng bờ./.
Theo VietnamPlus
Ý kiến ()