LSO-Ngày 15/4/2011, Chính phủ đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Tham dự có 63 điểm cầu của tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện quyết định 1956 của Trung ương (gọi tắt là BCĐ) dự và chủ trì hội nghị. Về phía tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Tô Hùng Khoa, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, các thành viên BCĐ của tỉnh, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo, qua 1 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho LĐNT đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội ở...
LSO-Ngày 15/4/2011, Chính phủ đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Tham dự có 63 điểm cầu của tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện quyết định 1956 của Trung ương (gọi tắt là BCĐ) dự và chủ trì hội nghị. Về phía tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Tô Hùng Khoa, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, các thành viên BCĐ của tỉnh, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
|
Theo báo cáo, qua 1 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho LĐNT đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đề án đã thu hút được nhiều tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề cho LĐNT, xây dựng sự gắn kết giữa các địa phương, cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho LĐNT. Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng và phê duyệt đề án cấp tỉnh, trong đó đã xác định cụ thể được mục tiêu, quy mô, ngành nghề đào tạo cho LĐNT theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đồng thời cụ thể hoá các chính sách, giải pháp hoạt động của đề án để triển khai trên địa bàn. Năm 2010, cả nước có 4/63 tỉnh, thành phố đã hoàn thành 19 tiêu chí về triển khai thực hiện Đề án theo hướng dẫn của Trung ương.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định ý nghĩa to lớn của Đề án, thông qua đó nhằm cung cấp nhân lực lao động cho 10 năm tới, đồng thời hướng tới phục vụ công nghiệp dịch vụ cũng như cung cấp nguồn cán bộ cho bộ máy cấp xã với phương châm dùng người tại địa phương. Đồng chí yêu cầu các Bộ liên quan khẩn trương chỉ đạo ngành dọc, hướng dẫn các địa phương thực hiện về công tác tuyên truyền, giải ngân kinh phí thực hiện, danh mục nghề đào tạo. Đối với các địa phương hoàn thành phê duyệt quy chế hoạt động của BCĐ trong tháng 6/2011 và thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Đề án trong năm 2011.
Thanh Huyền
Ý kiến ()