Hội nghị toàn quốc đánh giá thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP về hội nhập kinh tế quốc tế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị. ( Ảnh: TRẦN HẢI )* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Ngày 14-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị toàn quốc đánh giá thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW.Cùng dự, có các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương; một số đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, địa phương, tập đoàn kinh tế, hiệp hội ngành hàng, đại diện cộng đồng doanh nghiệp (DN), viện nghiên cứu, chuyên gia kinh tế...Đến nay, sau năm năm gia nhập WTO và cũng là năm năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng và Nghị...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị. ( Ảnh: TRẦN HẢI ) |
* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị
Ngày 14-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị toàn quốc đánh giá thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW.
Cùng dự, có các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương; một số đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, địa phương, tập đoàn kinh tế, hiệp hội ngành hàng, đại diện cộng đồng doanh nghiệp (DN), viện nghiên cứu, chuyên gia kinh tế…
Đến nay, sau năm năm gia nhập WTO và cũng là năm năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng và Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ, nước ta đang chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) ở mức độ cao và sâu sắc hơn. Trên phương diện đa phương, các cam kết trong WTO gần như đã được thực hiện đầy đủ và đã có thể có đánh giá tương đối toàn diện và chi tiết tác động của các cam kết gia nhập. Trên bình diện khu vực, Việt Nam cũng hội nhập ngày càng sâu với ASEAN thông qua việc đã xác định lộ trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Ở cấp độ song phương, Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán hoặc chuẩn bị việc đàm phán một số hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với EU, với khối EFTA, Hàn Quốc… Trên tinh thần đó, Chính phủ tổ chức hội nghị này để đánh giá các mặt được, hạn chế và nguyên nhân, phương hướng thực hiện cho các năm tiếp theo khi chúng ta tiếp tục thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (HNQT) nhằm khai thác cao nhất các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020.
Cũng tại Hội nghị, Bộ Công thương báo cáo việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và 16/2007/NQ-CP; Bộ Ngoại giao báo cáo việc triển
khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng lần thứ XI; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Dự thảo lấy ý kiến đánh giá tổng thể tình hình kinh tế xã hội
Việt Nam sau năm năm gia nhập WTO và Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020…
Phát biểu ý kiến khai mạc và kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: HNKTQT là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Trong tiến trình này, Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong thực tiễn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, khách quan đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Thủ tướng cũng lưu ý, bên cạnh những thành quả đạt được, quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn đầu sau khi gia nhập WTO cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, bất cập. Do đó, các cấp, các ngành, địa phương và DN cần nghiêm túc phân tích, nhìn nhận những hạn chế yếu kém này để có giải pháp tốt hơn trong tiến trình hội nhập. Nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn tới rất nặng nề. Tiềm lực kinh tế của đất nước, lực lượng DN trong nước có mạnh, sản phẩm hàng hóa trong nước có sức cạnh tranh cao thì nền kinh tế mới vững, vị thế trong hội nhập mới cao. Càng hội nhập có hiệu quả, đất nước càng có điều kiện thuận lợi để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Do đó, quá trình HNKTQT trong thời gian tới cần bám sát các chủ trương lớn sau:
Quá trình HNKTQT giai đoạn tới với mục tiêu cao nhất là tất cả vì lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc cần đặt trong bối cảnh thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt nhận thức về HNKTQT trong toàn Đảng, toàn dân. Phải coi HNQT, trong đó có HNKTQT, là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhân dân là chủ thể của hội nhập, người được hưởng thành quả và cũng là người chịu tác động từ hội nhập.
HNKTQT cần gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế – xã hội trong nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển chung của đất nước, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Trên cơ sở đó, cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả HNKTQT để góp phần cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
HNKTQT cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác nhưng HNKTQT phải là trọng tâm, là nội dung chính, quan trọng nhất của tiến trình hội nhập. Hội nhập kinh tế cần đi trước một bước để tạo cơ sở, thúc đẩy hội nhập và hợp tác trong các lĩnh vực khác. HNKTQT phải nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương, khu vực và đa phương; tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới thực sự mang lại lợi ích quốc gia. Kết hợp chặt chẽ HNKTQT với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()