Hội nghị quốc tế Không gian mạng ở Anh
Đầu tháng 11 vừa qua, Hội nghị quốc tế về Không gian mạng chính thức khai mạc tại Thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh), với chủ đề chính “Làm thế nào để nhân loại có thể tận dụng được những cơ hội và đối phó những thách thức do không gian mạng tạo ra ?”. Đây là Hội nghị lớn nhất từ trước đến nay về không gian mạng, thu hút khoảng 700 đại biểu đến từ 60 quốc gia, cùng nhiều tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học, công ty....trên khắp thế giới.Trong hai ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểutập trung thảo luận những vấn đề về tăng trưởng và phát triển kinh tế trong bối cảnh thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người truy cập In-tơ-nét; những lợi ích mà mạng In-tơ-nét cũng như các mạng thông tin khác tạo ra cho xã hội; các giải pháp giúp không gian mạng trở nên an toàn và tiện lợi hơn. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Uy-li-am Ha-u-ê đã đề xuất 7 nguyên tắc về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực không gian mạng: (l) Các...
Đầu tháng 11 vừa qua, Hội nghị quốc tế về Không gian mạng chính thức khai mạc tại Thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh), với chủ đề chính “Làm thế nào để nhân loại có thể tận dụng được những cơ hội và đối phó những thách thức do không gian mạng tạo ra ?” .
Đây là Hội nghị lớn nhất từ trước đến nay về không gian mạng, thu hút khoảng 700 đại biểu đến từ 60 quốc gia, cùng nhiều tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học, công ty….trên khắp thế giới.
Trong hai ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề về tăng trưởng và phát triển kinh tế trong bối cảnh thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người truy cập In-tơ-nét; những lợi ích mà mạng In-tơ-nét cũng như các mạng thông tin khác tạo ra cho xã hội; các giải pháp giúp không gian mạng trở nên an toàn và tiện lợi hơn.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Uy-li-am Ha-u-ê đã đề xuất 7 nguyên tắc về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực không gian mạng: (l) Các chính phủ cần phải hành động một cách phù hợp trong không gian mạng và theo luật pháp quốc tế. (2) Các cá nhân phải được tiếp cận không gian mạng. (3) Người tiếp cận không gian mạng phải tôn trọng sự đa dạng của văn hóa, ngôn ngữ và hệ tư tưởng. (4) Bảo đảm không gian mạng là nơi tự do bày tỏ chính kiến và các luồng thông tin khác nhau. (5) Phải tôn trọng các quyền riêng tư cá nhân và quyền sở hữu trí tuệ. (6) Tăng cường hợp tác để đối phó với các mối đe dọa từ tội phạm mạng. (7) Khuyến khích cạnh tranh, bảo đảm hiệu quả trong đầu tư vào hệ thống mạng, các dịch vụ và nội dung.
Ý tưởng của Hội nghị là sẽ cho ra đời một “Nghị trình Luân Đôn” với cách tiếp cận thấu đáo và tập trung nhằm giúp các nước nhận ra tiềm năng khổng lồ của không gian mạng. Ông Ha-gu-ê kêu gọi các nước, bằng những nỗ lực ngoại giao và chính trị, cùng nhau hợp tác vì các lợi ích chung, để vừa tận dụng tối đa tiềm năng xã hội và kinh tế của không gian mạng, vừa xây dựng nền tảng bảo vệ trước những nguy cơ tiềm tàng. Trước đó, ông đã có bài viết về lợi ích kinh tế, xã hội và cả những thách thức của mạng In-tơ-nét.
Về mặt lợi ích, thứ nhấtông nhấn mạnh, sự ra đời và phát triển của không gian mạng đang làm thay đổi thế giới và cách mạng hóa cuộc sống hàng ngày của nhân loại. Truy cập In-tơ-nét đã phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc: từ 16 triệu người sử dụng trong năm 1995 đến gần 2 tỷ người hiện nay. Sự phát triển nhanh chóng của In-tơ-nét, với sức mạnh liên kết của nó, đã tạo ra cơ hội to lớn về kinh tế và xã hội, điều mà chỉ chưa đầy hai thập kỷ trước đây người ta không thể hình dung được. Hoạt động dựa trên Web đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế hiện nay. Ở nhiều quốc gia, con người dựa vào In-tơ-nét để làm hầu hết mọi việc, từ thực hiện các công việc và học tập kỹ năng mới, đến giữ liên lạc với bạn bè và thậm chí cả việc nộp thuế.
Thứ hai,In-tơ-nét đã thúc đẩy sự minh bạch và cho phép các công dân trực tiếp kiến nghị các chính phủ phải tăng cường thực thi các trọng trách của mình.
Thứ ba, việc cung cấp các dịch vụ công, đối phó với các tình huống khẩn cấp và thảm họa thiên nhiên, cũng như khả năng xử lý tội phạm đang được cải thiện vượt bậc thông qua sử dụng mạng. Tại các nước đang phát triển, In-tơ-nét đang tạo ra một sự khác biệt và mang lại cho nhiều người một tương lai tốt đẹp hơn, từ giáo dục cộng đồng ở nông thôn đến giám sát bệnh nhân nhiễm HIV từ xa và dự báo sự bùng phát của bệnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn trên, thế giới mạng cũng tồn tại nhiều thách thức và đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khả năng khai thác đầy đủ được những tiềm năng của thế giới mạng :
Thứ nhất, thế giới mạng tạo cơ hội cho tội phạm sử dụng mạng để đánh cắp danh tính và những ý tưởng, lừa gạt các doanh nghiệp, cũng như làm hại các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Thiệt hại về tài chính và con người do tội phạm mạng gây ra là rất lớn. Những kẻ khủng bố cũng sử dụng In-tơ-nét để lên kế hoạch các cuộc tấn công giết người và dùng hệ tư tưởng độc hại của chúng để đầu độc các cuộc trao đổi trên mạng nhằm tuyển dụng những thế hệ khủng bố tiếp theo.
Thứ hai,In-tơ-nét cũng mở ra các kênh mới cho các nước phát động cuộc tấn công thù địch vào nhau bằng cách phá hoại cơ sở hạ tầng hoặc ăn cắp các bí mật; nó cũng là công cụ để một số quốc gia áp đặt hệ tư tưởng riêng của mình với các nước khác, khơi mào cho những bất ổn chính trị như tại Trung Đông – Bắc Phi vừa qua.
Theo Tổ chức Phát triển hàng không, quốc phòng, an ninh (ADS) của Anh, các ngành công nghiệp dựa trên In-tơ-nét đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và giá trị thương mại điện tử toàn cầu đã lên tới 8.000 tỷ Usd/năm. Tuy nhiên, Chính phủ Anh cũng đang coi tội phạm mạng là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế. Năm 2010, khoảng 40% số những người có máy tính ở Anh từng bị tấn công và tội phạm mạng khiến nền kinh tế này thiệt hại khoảng 27 tỷ Bảng (43,2 tỷ USD).
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()