LSO-Ngày 30/6/2010, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND và Phòng lao động TBXH các huyện, thành phố. Đồng chí Hứa Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, việc đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đề án xác định quan điểm, mục tiêu, đối tượng, những chính sách đối với người học, người dạy, cơ sở dạy nghề, trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề... Những giải pháp, các hoạt động và các bước thực hiện của Đề án.Là một tỉnh miền núi, biên giới, có nhiều dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ...
LSO-Ngày 30/6/2010, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND và Phòng lao động TBXH các huyện, thành phố. Đồng chí Hứa Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, việc đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đề án xác định quan điểm, mục tiêu, đối tượng, những chính sách đối với người học, người dạy, cơ sở dạy nghề, trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề… Những giải pháp, các hoạt động và các bước thực hiện của Đề án.
|
Là một tỉnh miền núi, biên giới, có nhiều dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, việc triển khai các nội dung của Đề án ở tỉnh ta sẽ mang lại hiệu quả to lớn về chuyển đổi cơ cấu ngành nghề khu vực nông thôn theo hướng “ly nông, bất ly hương”, tạo thu nhập cao, đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo, thực hiện công bằng và đảm bảo an sinh xã hội. Với những chính sách ưu tiên đối với người học, phần lớn nông dân có cơ hội được học nghề miễn phí. Vì vậy cần được triển khai nhanh, từng bước vững chắc, từ khâu điều tra nhu cầu việc làm đến lập Đề án và từng bước thực hiện Đề án. Trong những tháng vừa qua, Sở Lao động TBXH đã tiến hành nhiều công việc, chọn huyện Chi Lăng là “điểm” điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
Sau khi nghe các ý kiến của các ngành và các huyện, thành phố, kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh về nội dung, các bước thực hiện và tiến độ thực hiện Đề án; đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, với trách nhiệm của mình phối hợp công tác một cách nhịp nhàng, nhất là công tác tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ làm công tác điều tra ở cơ sở.
MH
Ý kiến ()