Hội nghị LHQ lần thứ tư về các nước kém phát triển tại Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 9-5, Hội nghị LHQ lần thứ tư về các nước kém phát triển nhất thế giới (LDC) khai mạc tại TP I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ) để thảo luận về kế hoạch phát triển mười năm cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun chủ trì hội nghị kéo dài năm ngày này với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 48 nước LDC, các nước tài trợ và các tổ chức tài trợ, trong đó có Tổng thống I-ran M.A-ma-đi-nê-giát, Tổng thống Áp-ga-ni-xtan H.Ca-dai và Chủ tịch Ủy ban châu Âu G.M.Ba-rô-xô.Trong một tuyên bố đưa ra trước thềm hội nghị, LHQ cho biết, Hội nghị I-xtan-bun lần này sẽ đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động Brúc-xen được thông qua tại Hội nghị LDC năm 2001 tại Thủ đô Brúc-xen (Bỉ) và thỏa thuận các biện pháp mới hỗ trợ 48 nước LDC phát triển. Ưu tiên của chương trình hành động toàn cầu mới của các nước LDC là phải xây dựng nền kinh tế mạnh, đủ sức chống đỡ các cú sốc kinh tế thế giới, tăng cường năng lực sản xuất và mở rộng...
Ngày 9-5, Hội nghị LHQ lần thứ tư về các nước kém phát triển nhất thế giới (LDC) khai mạc tại TP I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ) để thảo luận về kế hoạch phát triển mười năm cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun chủ trì hội nghị kéo dài năm ngày này với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 48 nước LDC, các nước tài trợ và các tổ chức tài trợ, trong đó có Tổng thống I-ran M.A-ma-đi-nê-giát, Tổng thống Áp-ga-ni-xtan H.Ca-dai và Chủ tịch Ủy ban châu Âu G.M.Ba-rô-xô.
Trong một tuyên bố đưa ra trước thềm hội nghị, LHQ cho biết, Hội nghị I-xtan-bun lần này sẽ đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động Brúc-xen được thông qua tại Hội nghị LDC năm 2001 tại Thủ đô Brúc-xen (Bỉ) và thỏa thuận các biện pháp mới hỗ trợ 48 nước LDC phát triển. Ưu tiên của chương trình hành động toàn cầu mới của các nước LDC là phải xây dựng nền kinh tế mạnh, đủ sức chống đỡ các cú sốc kinh tế thế giới, tăng cường năng lực sản xuất và mở rộng các cơ hội việc làm chất lượng, mở rộng cung cấp các dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, nhất là an ninh dinh dưỡng cho công dân các nước này. Mục tiêu giảm số nước LDC (những nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 745 USD/năm) từ 48 nước hiện nay xuống còn 24 nước vào thập kỷ tới, đòi hỏi phải có một chương trình hành động mạnh mẽ, đầy tham vọng, nhưng phải thực tế và có tính khả thi.
Trước đó, tại Diễn đàn Nghị viện diễn ra tại I-xtan-bun ngày 8-5, 160 nghị sĩ từ nhiều nước trên thế giới cũng đã cam kết hỗ trợ chương trình hành động mới để thực hiện một kế hoạch tham vọng hơn cho 48 nước kém phát triển nhất thế giới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()