Hội nghị lần thứ 101 của Tổ chức Lao động quốc tế
Ông Juan Somavia phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị. (Ảnh: ilo.org) – Ngày 30/5 tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội nghị lần thứ 101 của Tổ chức Lao động quốc tế đã chính thức bắt đầu hai tuần làm việc vào để cùng bàn thảo về vấn đề việc làm của thanh niên, bảo trợ xã hội và các quyền lợi cơ bản của người lao động.Phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ông Juan Somavia lưu ý rằng cuộc khủng hoảng đã tạo cơ hội để “thay đổi hướng đi” và tạo ra “một kỷ nguyên luật pháp mới”.Ông Somavia cũng cảnh báo: “Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, các chính sách cực đoan có thể dẫn tới những hành động cực đoan”.“Việc làm của thanh niên, bảo trợ xã hội và các quyền cơ bản trong lao động chính là những mối lo ngại chủ yếu của xã hội chúng ta”, ông cho biết.Theo ILO, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thế giới chứng kiến sự gia tăng khoảng 30 triệu người thất nghiệp và thêm gần 40 triệu người phải...
– Ngày 30/5 tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội nghị lần thứ 101 của Tổ chức Lao động quốc tếđã chính thức bắt đầu hai tuần làm việc vào để cùng bàn thảo về vấn đề việc làm của thanh niên, bảo trợ xã hội và các quyền lợi cơ bản của người lao động.
Phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ông Juan Somavia lưu ý rằng cuộc khủng hoảng đã tạo cơ hội để “thay đổi hướng đi” và tạo ra “một kỷ nguyên luật pháp mới”.
Ông Somavia cũng cảnh báo: “Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, các chính sách cực đoan có thể dẫn tới những hành động cực đoan”.
“Việc làm của thanh niên, bảo trợ xã hội và các quyền cơ bản trong lao động chính là những mối lo ngại chủ yếu của xã hội chúng ta”, ông cho biết.
Theo ILO, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thế giới chứng kiến sự gia tăng khoảng 30 triệu người thất nghiệp và thêm gần 40 triệu người phải ngừng tìm kiếm việc làm. Trong vòng 5 năm tới, mỗi năm, chúng ta cần tới từ 45-50 triệu việc làm mới, chỉ đủ để quay trở lại tình trạng như năm 2007.
“Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đánh dấu thời điểm bắt đầu chấm dứt tăng trưởng hiện có và toàn cầu hóa. Chúng ta hiện quay trở lại thời kỳ mà cuộc khủng hoảng tạo ra cơ hội để thay đổi hướng đi”, ông Somavia nói thêm.
Mặt khác, theo Tổng Giám đốc ILO, “các chính sách áp dụng trong khu vực eurozone hiện đang là mối quan ngại lớn của Tổ chức Lao động quốc tế”. Theo ông, các giải pháp hiện thời “có thể gây tổn hại tới các giá trị xã hội, tuy nhiên thông qua đối thoại xã hội mà chúng ta có thể thoát khỏi khủng hoảng”. Ông Somavia cũng chỉ rõ rằng các “giải pháp kinh tế cần phải được đi kèm với trách nhiệm xã hội. Hiệp ước quốc tế về việc làm hiện là công cụ duy nhất hữu ích đối với châu Âu”.
Ông Somavia nhấn mạnh, hội nghị lần thứ 101 này sẽ “nhấn mạnh các mối ưu tiên, tạo động lực cho một kế hoạch hành động mới giai đoạn 2012-2016 để thúc đẩy các nguyên tắc và quyền lợi cơ bản tại nơi làm việc”. Tổng Giám đốc ILO cũng đồng thời cho biết thêm rằng hội nghị sẽ tiến hành kiểm tra “tình trạng của những người lao động trong ngành kinh tế không chính thức” bởi có tới 90% người lao động làm việc trong lĩnh vực này trong nhiều nền kinh tế đang phát triển. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()