Hội nghị kinh tế đối ngoại Việt Nam lần thứ ba
Ngày 11-1, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị kinh tế đối ngoại Việt Nam lần thứ ba với chủ đề "Hành trình vào một thế giới mới". Tham dự, có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và 250 đại biểu là lãnh đạo các bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn như Shell, Ford, Standard Chartered, GE ASEAN, British Telecom, VNG, IDG, PetroVietNam, FPT, Tân Tạo và đại diện của một số định chế tài chính quốc tế như World Bank, ADB...Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, Việt Nam đang tích cực đổi mới, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tạo tiền đề để nhanh chóng vươn lên sau khi kinh tế thế giới phục hồi trở lại. Việt Nam xác định, năm 2012 là năm bản lề trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, gồm ba nội dung chính là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu tài chính, ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ...
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, Việt Nam đang tích cực đổi mới, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tạo tiền đề để nhanh chóng vươn lên sau khi kinh tế thế giới phục hồi trở lại. Việt Nam xác định, năm 2012 là năm bản lề trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, gồm ba nội dung chính là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu tài chính, ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giải quyết các vấn đề xã hội; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển căn bản trên ba khâu đột phá là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại. Việt Nam quyết tâm đổi mới và không chủ quan trước khó khăn, không đánh giá thấp các rủi ro, tự tin có đủ năng lực và tạo ra những cơ hội thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường.
Hội nghị diễn ra dưới hình thức bàn tròn với nội dung xoay quanh các vấn đề chính: Vai trò của Việt Nam trong khu vực châu Á và trên thế giới; Định hướng phát triển mới của Việt Nam; Tổng quan về kinh tế và tài chính của Việt Nam; Nắm bắt cơ hội Phát triển nền công nghiệp và các vấn đề dân số, ứng phó với những thách thức môi trường; Thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo Nhandan
Ý kiến ()