Hội nghị COP-17 bất đồng về cắt giảm khí thải
Theo Roi-tơ, ngày 29-11, trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP-17) tại TP Đơ-ban (Nam Phi), nhóm các nước phát triển và đang phát triển đã bộc lộ những mâu thuẫn sâu sắc về cắt giảm lượng khí thải.Trưởng đoàn đàm phán về khí hậu của Mỹ G.Pơ-sinh nhận định, những mục tiêu đề ra tại COP-17 khó có thể đạt được khi phần lớn các nước tham gia Nghị định thư Ky-ô-tô không muốn phê chuẩn giai đoạn II của văn kiện này, trong khi các nền kinh tế mới nổi có lượng khí thải lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Bra-xin đứng ngoài nỗ lực cắt giảm khí thải.Ca-na-đa, Nga, Nhật Bản khẳng định sẽ ủng hộ thỏa thuận mới về cắt giảm lượng khí thải toàn cầu nếu có sự tham gia của tất cả các nước, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, các nước không có nghĩa vụ cắt giảm lượng khí thải theo Nghị định thư Ky-ô-tô. Trong khi đó, Liên hiệp châu Âu (EU) tuyên bố chỉ kéo dài Nghị định thư Ky-ô-tô nếu Mỹ và Trung Quốc tham gia....
Trưởng đoàn đàm phán về khí hậu của Mỹ G.Pơ-sinh nhận định, những mục tiêu đề ra tại COP-17 khó có thể đạt được khi phần lớn các nước tham gia Nghị định thư Ky-ô-tô không muốn phê chuẩn giai đoạn II của văn kiện này, trong khi các nền kinh tế mới nổi có lượng khí thải lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Bra-xin đứng ngoài nỗ lực cắt giảm khí thải.
Ca-na-đa, Nga, Nhật Bản khẳng định sẽ ủng hộ thỏa thuận mới về cắt giảm lượng khí thải toàn cầu nếu có sự tham gia của tất cả các nước, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, các nước không có nghĩa vụ cắt giảm lượng khí thải theo Nghị định thư Ky-ô-tô. Trong khi đó, Liên hiệp châu Âu (EU) tuyên bố chỉ kéo dài Nghị định thư Ky-ô-tô nếu Mỹ và Trung Quốc tham gia. Theo Hãng tin CTV của Ca-na-đa, chính quyền Ốt-ta-oa sẽ chính thức xin rút khỏi Nghị định thư Ky-ô-tô vào ngày 23-12 tới khi Hội nghị Đơ-ban kết thúc để tránh nguy cơ bị trừng phạt vì không hoàn thành mục tiêu đến năm 2012 phải cắt giảm 6% lượng khí thải so mức năm 1990. Tuy nhiên, Chính phủ Ca-na-đa từ chối xác nhận nguồn tin trên. Trong khi đó, các nước trong nhóm BRICS gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Bra-xin và Nam Phi kêu gọi các nước tham dự COP-17 gạt bỏ những bất đồng để đi đến thỏa thuận về giai đoạn cam kết tiếp theo của Nghị định thư Ky-ô-tô.
Theo Nhandan
Ý kiến ()