Hội nghị cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam
Ngày 3-5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 44 đã diễn ra Hội nghị cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam.Tham dự Hội nghị, có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; ông Ha-ru-hi-cô Cu-rô-đa, Chủ tịch ADB; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh; lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam, các nhà diễn giả trong và ngoài nước, đại diện của các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế có mặt tại Việt Nam cùng lãnh đạo, quan chức của các ngân hàng trung ương, cơ quan tài chính các nước là thành viên của ADB, các tổ chức tài chính quốc tế và hơn 800 đại biểu chính thức của Hội nghị...Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định, trong những năm qua, ADB là đối tác quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh sự giúp đỡ của cộng đồng các nhà...
Tham dự Hội nghị, có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; ông Ha-ru-hi-cô Cu-rô-đa, Chủ tịch ADB; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh; lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam, các nhà diễn giả trong và ngoài nước, đại diện của các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế có mặt tại Việt Nam cùng lãnh đạo, quan chức của các ngân hàng trung ương, cơ quan tài chính các nước là thành viên của ADB, các tổ chức tài chính quốc tế và hơn 800 đại biểu chính thức của Hội nghị…
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định, trong những năm qua, ADB là đối tác quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh sự giúp đỡ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam đã liên tục nhận được sự hỗ trợ to lớn của ADB về tài chính, kỹ thuật, tư vấn chính sách, đặc biệt là các dự án quan trọng trong việc phát triển năng lượng, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển tài nguyên thiên nhiên, cải cách doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Các dự án của ADB đã có tác động rất tích cực đối với sự duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững, góp phần giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn trước mắt và trong dài hạn. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng cho biết, điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009 – 2011 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy: Việt Nam là một trong 15 nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, theo báo cáo về môi trường kinh doanh 2011 do Ngân hàng Thế giới và Công ty tài chính quốc tế IFC vừa thực hiện, Việt Nam xếp thứ 4 trong số 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhất trong năm 2010 trên ba lĩnh vực là thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng.
Hội nghị cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam khẳng định một lần nữa sự quan tâm của ADB đối với sự phát triển kinh tế châu Á nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đây cũng là cơ hội thuận lợi giúp tăng cường quan hệ giữa ADB với các nước thành viên và các đối tác phát triển…, đồng thời là diễn đàn để Chính phủ Việt Nam truyền đạt trực tiếp đến cộng đồng quốc tế về sự phát triển của Việt Nam trong thời gian qua, về môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giới thiệu về triển vọng kinh tế Việt Nam – chiến lược và định hướng tới năm 2020. Việt Nam vừa hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 với những kết quả đáng khích lệ. Trong 10 năm, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,26%/năm với cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được hoàn thiện, quy mô nền kinh tế tăng gấp 3,3 lần năm 2000. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có sự tiến bộ đáng kể.
Về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020, mục tiêu của Việt Nam là bảo đảm kinh tế vĩ mô, đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, duy trì xã hội ổn định, đồng thuận, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, chủ động đối phó biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại, hội nhập kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, hiệu quả, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, xây dựng quan hệ thương mại đầu tư ổn định với các đối tác, các quốc gia, vùng lãnh thổ trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhau và cùng phát triển. Với quyết tâm của toàn dân tộc, sự cố gắng vượt bậc, lao động sáng tạo của toàn thể nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp và với sự quản lý điều hành có hiệu quả của Chính phủ, Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để đạt được những mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020. Phó Thủ tướng cũng mong muốn, thời gian tới, ADB tiếp tục đưa ra các sáng kiến và dự án thiết thực để tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển, tăng trưởng bền vững, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ giảm nghèo… thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, chống biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tham dự cũng được nghe bài phát biểu của ông Ha-ru-hi-cô Cu-rô-đa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á về Chương trình hợp tác phát triển của ADB tại Việt Nam và cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các tập đoàn, doanh nghiệp về một số vấn đề quan trọng, cấp thiết được đặc biệt quan tâm như: Chính sách tài chính, thị trường vốn, tiền tệ, ngân hàng của Việt Nam; cơ hội đầu tư trong một số lĩnh vực trọng điểm; đầu tư theo hình thức PPP và định hướng phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam.
* Cùng ngày, Chủ tịch ADB Ha-ru-hi-cô Cu-rô-đa đã chủ trì buổi họp báo khai mạc Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 tại Hà Nội nhằm thông báo về những chủ đề thảo luận chính của hội nghị. Ban Giám đốc điều hành ADB đã thông qua một loạt khoản vay trị giá 190 triệu USD xây dựng Trường đại học Khoa học – Công nghệ Hà Nội. Chính phủ Pháp sẽ hỗ trợ bổ sung chương trình tài trợ này của ADB thông qua một khoản hỗ trợ trị giá 100 triệu ơ-rô trong vòng hơn 10 năm nhằm phát triển trường đại học này. Phần vốn đối ứng từ phía Chính phủ Việt Nam là 23 triệu USD.
Theo Nhandan
Ý kiến ()