Theo phóng viên TTXVN tại Gia-các-ta, chiều 19-5, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5) đã bế mạc tại Thủ đô Gia-các-ta của In-đô-nê-xi-a.Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung, kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng giữa các nước thành viên nhằm bảo đảm và tiếp tục thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực, hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với một trong ba trụ cột quan trọng là Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN (ASPC); khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển; khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),hướng tới thông qua Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Hội nghị nhất trí thành lập một Ủy ban điều phối chung trong việc sử dụng tài sản quân sự ASEAN để trợ giúp...
Theo phóng viên TTXVN tại Gia-các-ta, chiều 19-5, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5) đã bế mạc tại Thủ đô Gia-các-ta của In-đô-nê-xi-a.
Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung, kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng giữa các nước thành viên nhằm bảo đảm và tiếp tục thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực, hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với một trong ba trụ cột quan trọng là Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN (ASPC); khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển; khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
hướng tới thông qua Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Hội nghị nhất trí thành lập một Ủy ban điều phối chung trong việc sử dụng tài sản quân sự ASEAN để trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai; nhất trí với ba đề xuất, gồm chương trình làm việc ba năm của ADMM (2011 đến 2013), thành lập mạng lưới các trung tâm gìn giữ hòa bình ASEAN và thiết lập cơ chế cộng tác về công nghiệp quốc phòng ASEAN.
Hội nghị ADMM-5 cũng đã thảo luận về vấn đề tranh chấp biên giới giữa Thái-lan và Cam-pu-chia, nhất trí cho rằng, các giải pháp cần được thực hiện thông qua thương lượng, hòa bình.
* Ngày 18-5, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a Pu-nô-mô Y-u-gian-tô-rô, trao đổi ý kiến về một số vấn đề khu vực cùng quan tâm và nhất trí các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng – an ninh giữa hai nước. Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực và tin tưởng chắc chắn ADMM-5 sẽ thành công tốt đẹp. Hai Bộ trưởng thống nhất cần sớm thúc đẩy việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương mà Bộ Quốc phòng hai nước ký tháng 10-2010, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Về vấn đề xung đột biên giới giữa Cam-pu-chia và Thái-lan, hai bên nhất trí cho rằng, đây là điều đáng tiếc cho tiến trình xây dựng Cộng đồng chính trị – an ninh ASEAN, ảnh hưởng tới liên kết nội khối và tình đoàn kết của các nước ASEAN. Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ: Là nước láng giềng của cả Thái-lan và Cam-pu-chia và cùng là thành viên của ASEAN, Việt Nam hoan nghênh hai bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, mong muốn hai bên không để tái diễn xung đột và tiếp tục thực hiện cam kết tại cuộc họp không chính thức các Ngoại trưởng ASEAN tại Gia-các-ta ngày 22-2-2011; Việt Nam ủng hộ vai trò của ASEAN hỗ trợ hai bên giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Về vấn đề Biển Đông, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá, nhìn chung hiện nay vẫn giữ được ổn định. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, các nước dù đang tranh chấp chủ quyền, ở ven bờ và cả trong khu vực nhưng đều có lợi ích và nguyện vọng chung là duy trì hòa bình, ổn định để hợp tác cùng phát triển. Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ: 'Quan điểm của Việt Nam là các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Các nước ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 tại Cam-pu-chia. ASEAN và Trung Quốc tiến tới soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)'.
Bộ trưởng Pu-nô-mô Y-u-gian-tô-rô khẳng định, In-đô-nê-xi-a muốn Biển Đông là một khu vực ổn định, an ninh và tự do hàng hải được bảo đảm. Bộ trưởng thông báo In-đô-nê-xi-a đã đưa vấn đề này vào dự thảo Tuyên bố chung của ADMM-5, nêu rõ In-đô-nê-xi-a mong muốn các bên liên quan sẽ đạt được COC trong tương lai gần.
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã đến chào xã giao Phó Tổng thống In-đô-nê-xi-a Bô-ê-đi-ô-nô.
Theo Nhandan
Ý kiến ()