Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mê Công
Ngày 13-7, tại Phnôm Pênh, Cam-pu-chia đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mê Công - Mỹ (LMI) lần thứ 5, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Mê Công, gồm Cam-pu-chia, Lào, Thái-lan, Việt Nam và Mi-an-ma (lần đầu dự Hội nghị với tư cách thành viên chính thức) và Mỹ.Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mê Công - Những người bạn (FLM) lần thứ 2 cũng được tổ chức, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước thành viên LMI, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...Hội nghị LMI đã kiểm điểm tình hình thực hiện các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng và thống nhất một số nội dung hợp tác, gồm: Bổ sung trụ cột hợp tác Nông nghiệp và an ninh lương thực; thành lập trụ cột Kết nối, mở rộng nội dung hợp tác về cơ sở hạ tầng; tăng cường hợp tác với Ủy hội sông Mê Công (MRC)...
Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mê Công – Những người bạn (FLM) lần thứ 2 cũng được tổ chức, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước thành viên LMI, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)…
Hội nghị LMI đã kiểm điểm tình hình thực hiện các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng và thống nhất một số nội dung hợp tác, gồm: Bổ sung trụ cột hợp tác Nông nghiệp và an ninh lương thực; thành lập trụ cột Kết nối, mở rộng nội dung hợp tác về cơ sở hạ tầng; tăng cường hợp tác với Ủy hội sông Mê Công (MRC) và mở rộng các chương trình hợp tác về nước; nhất trí tăng cường phối hợp giữa các nước thành viên thông qua mạng lưới điều phối LMI… Các Bộ trưởng đã thông qua Tài liệu khái niệm và Chương trình Hành động 5 năm mới và ra Tuyên bố chung của Hội nghị. Các bộ trưởng cũng đã có Tuyên bố riêng về thúc đẩy hợp tác về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ… Các bộ trưởng nhất trí, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao LMI lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại Bru-nây năm 2013.
Hội nghị FLM đã thảo luận về phương thức và cơ chế làm việc nhằm phát huy vai trò điều phối của FLM đối với các chương trình hợp tác khu vực Mê Công. Hội nghị thống nhất hai kênh làm việc của FLM, gồm trao đổi chia sẻ thông tin giữa các cơ quan viện trợ và đối thoại chính sách giữa các Bộ Ngoại giao về các vấn đề an ninh phi truyền thống, mang tính xuyên quốc gia…
Vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công, nhất là các tác động về môi trường và xã hội của đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công đã được thảo luận tại hai Hội nghị. Các Bộ trưởng kêu gọi các nước ven sông phối hợp chặt chẽ và tăng tính minh bạch trong sử dụng và quản lý nguồn nước chung.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, các hoạt động của LMI cần tập trung hỗ trợ các nước Mê Công giải quyết các khó khăn, thách thức về hạ tầng cơ sở, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước. Bộ trưởng cũng đề nghị các nước hỗ trợ Ủy hội sông Mê Công tiến hành nghiên cứu đánh giá toàn diện, khách quan, và khoa học về các tác động của đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công. Việt Nam đưa ra hai sáng kiến về quản lý nước ngầm và quản lý nước mùa hạn lưu vực sông Mê Công, nhằm bảo đảm việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước ngầm, tạo cơ chế hợp tác khu vực trong quản lý nước ngầm và nước mùa hạn, nâng cao khả năng ứng phó thiên tai của các quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho khu vực. Sáng kiến của Việt Nam được Hội nghị ủng hộ và đánh giá cao.
* Nhân kết thúc các hội nghị của ASEAN tại Phnôm Pênh, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam cho biết, đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị lần này đã có những đóng góp quan trọng vào các trọng tâm ưu tiên của ASEAN và khu vực cũng như duy trì đoàn kết, tăng cường quan hệ đối ngoại, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN… Việt Nam đã đóng góp tích cực vào phát huy vai trò của ASEAN trong triển khai các trọng tâm, ưu tiên của Hiệp hội và khu vực, như xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết và kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển bền vững và đồng đều; tiếp tục duy trì đoàn kết ASEAN; tăng cường quan hệ với các đối tác; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. Việt Nam đề cao vai trò chủ động và tích cực của ASEAN đóng góp vào xây dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực, nhất là việc bảo đảm tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế; giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực; phát huy hiệu quả của các công cụ hợp tác chính trị-an ninh của ASEAN ở khu vực; nâng cao vai trò của ASEAN và các khuôn khổ ASEAN 1, EAS, ARF…, nhằm thúc đẩy xây dựng, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử ở khu vực vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển…
Việt Nam góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; khuyến khích các đối tác tham gia và đóng góp xây dựng vào các trọng tâm và ưu tiên của khu vực. Với vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc, trong ba năm nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược hai bên, trên các lĩnh vực, từ kinh tế, thương mại, đầu tư, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, giáo dục, trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân; cũng như tích cực triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)… Những đóng góp tích cực của Việt Nam đã được ASEAN và Trung Quốc đánh giá cao. Việt Nam cũng đề nghị đẩy mạnh hợp tác quản lý và sử dụng hợp lý và bền vững nguồn nước sông Mê Công; phát triển cơ sở hạ tầng, chú trọng các hành lang kinh tế; gắn kết với các kế hoạch và dự án về kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN…
Về Biển Đông, chúng ta đã chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh các nguyên tắc về tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Về việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) không ra được Thông cáo chung, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Cùng với các nước ASEAN, đoàn Việt Nam rất lấy làm tiếc về việc AMM-45 đã không ra được Thông cáo chung của Hội nghị, để từ đó phản ánh được quá trình trao đổi và kết quả tích cực đã đạt được trong các Hội nghị của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác. Trong suốt quá trình trao đổi để xây dựng Thông cáo chung, các nước ASEAN đã hết sức nỗ lực đóng góp tìm các công thức phù hợp nhất để phản ánh quan tâm chung của các nước thành viên và đã có nhiều cơ hội có thể đạt được đồng thuận, nhất trí chung. Tuy nhiên, rất tiếc là những nỗ lực tích cực, xây dựng nêu trên của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các cơ hội mở ra để đạt được đồng thuận đã bị bỏ lỡ.
Việt Nam tin rằng, dù có hay không có Thông cáo chung của Hội nghị, các quyết định đã có của ASEAN vẫn phải được nghiêm túc triển khai. Hơn bao giờ hết, các nước ASEAN cần phải nêu cao trách nhiệm, duy trì và củng cố đoàn kết ASEAN, phát huy vai trò và đóng góp chủ đạo của ASEAN trong các vấn đề ưu tiên và thiết yếu của ASEAN và khu vực, nhất là về xây dựng Cộng đồng; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực; xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác; tăng cường quan hệ với các đối tác; ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên…, vì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()