LSO-Thực hiện nội dung Công văn số 2999/BNG -ĐBA về phiên họp giữa các địa phương của Việt Nam và Trung Quốc, sáng ngày 6/9/2011, tại Thủ đô Hà Nội, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị bên lề trước phiên họp vòng 5 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc. Tham dự hoạt động này có lãnh đạo 4 tỉnh của Việt Nam là: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng và lãnh đạo của 4 tỉnh, khu của Trung Quốc: Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam.Tại hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định: thời gian qua quan hệ giao lưu, hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực giữa các địa phương hai nước không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu. Sự hợp tác hữu nghị bền chặt giữa các địa phương 2 nước được thể hiện rõ qua việc kim ngạch XNK 2 chiều ngày một tăng. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2010, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt trên 27,3 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2009. Trong 7 tháng...
LSO-Thực hiện nội dung Công văn số 2999/BNG -ĐBA về phiên họp giữa các địa phương của Việt Nam và Trung Quốc, sáng ngày 6/9/2011, tại Thủ đô Hà Nội, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị bên lề trước phiên họp vòng 5 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc. Tham dự hoạt động này có lãnh đạo 4 tỉnh của Việt Nam là: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng và lãnh đạo của 4 tỉnh, khu của Trung Quốc: Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam.
Tại hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định: thời gian qua quan hệ giao lưu, hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực giữa các địa phương hai nước không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu. Sự hợp tác hữu nghị bền chặt giữa các địa phương 2 nước được thể hiện rõ qua việc kim ngạch XNK 2 chiều ngày một tăng. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2010, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt trên 27,3 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2009. Trong 7 tháng đầu năm 2011, kim ngạch XNK cũng đã đạt 18,6 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ. Cùng với đó, theo thống kê, đến nay Trung Quốc có trên 800 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 4,1 tỷ USD, đứng thứ 14 trên tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
|
Toàn cảnh hội nghị |
Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh phía Việt Nam cũng đã nhận định: ngoài những thuận lợi, quan hệ, hợp tác còn những hạn chế khiến các địa phương của cả 2 nước vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Đầu tiên là vướng mắc về cơ chế: các chính sách biên mậu phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi nhưng không được thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp rơi vào trạng thái bị động. Tại một số cửa khẩu phía Trung Quốc vẫn chưa cấp giấy thông hành cho công dân Trung Quốc sang Việt Nam tham quan, du lịch, hoạt động thương mại. Bên cạnh đó là việc xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới vẫn còn chậm, hiện hai bên vẫn chưa hoàn thành báo cáo khả thi xây dựng để trình Chính phủ 2 nước phê chuẩn. Cũng tại hội nghị bên lề, lãnh đạo các tỉnh của 2 nước đã đưa ra một số đề nghị như: hai bên ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp, cải tạo các hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, các tuyến đường cao tốc, đường sắt; sớm hoàn thành báo cáo khả thi hoặc có chủ trương cụ thể về hợp tác xây dựng các khu hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; tích cực phối hợp triển khai thực thi các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc; tăng cường tuần tra chung trên biên giới trên đất liền, chống tội phạm xuyên biên giới…
Qua trao đổi bên lề, lãnh đạo các địa phương 2 nước đều cho rằng, để quan hệ 2 nước tiếp tục phát triển ổn định, cần phải có nỗ lực chung của cả hai bên trên cơ sở nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước về xây dựng quan hệ đối tác hợp tác phát triển toàn diện Việt Nam-Trung Quốc; hợp tác hiệu quả hơn về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương…
Trí Dũng
Ý kiến ()