Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống
Tối 23/12, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống của Hội (10/1/2004 - 10/1/2014). Đây là hoạt động nằm trong trong chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của VAVA diễn ra từ ngày 22 - 24/12 tại Hà Nội.
Tối 23/12, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống của Hội (10/1/2004 – 10/1/2014). Đây là hoạt động nằm trong trong chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của VAVA diễn ra từ ngày 22 – 24/12 tại Hà Nội.
Tới dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự của VAVA; các vị khách mời nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành; các vị khách quốc tế và gần 400 đại biểu là hội viên, nạn nhânchất độc da cam/dioxin.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Lễ kỷ niệm (Ảnh: KS) |
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng và những kết quả đạt được của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Namtrong một thập kỷ xây dựng và hoạt động. Đồng chí cho rằng, mười năm qua, hội đã có những đề xuất xác đáng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách và tư vấn, phản biện, giám định chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân; tích cực vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
Hội đã có đóng góp đáng kể trong hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng, hình thành phong trào quốc tế đấu tranh ngăn chặn việc sản xuất và sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống của con người. Hội đã tỏ rõ vai trò là lực lượng nòng cốt trong vụ kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã sản xuất và cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, gây được sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế, tạo sức ép buộc Chính phủ Hoa Kỳ phải nhìn nhận trách nhiệm tham gia khắc phục hậu quả cuộc chiến tranh hóa học do họ gây ra.
Hoạt động của Hội đã góp phần thực thi chính sách đối với người có công và chính sách an dân của Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phong trào cả nước “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhiệt liệt chúc mừng những thành tích của tập thể Hội; biểu dương đội ngũ cán bộ, hội viên, hội viên danh dự, cộng tác viên, tình nguyện viên, nhất là các cán bộ cơ sở – những người luôn gắn bó tâm huyết đầy nghĩa tình, trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân biểu dương, khen ngợi những tấm gương vượt khó vươn lên của nạn nhân; hoan nghênh các tổ chức và cá nhân – các nhà hảo tâm, các nhà hoạt động ngoại giao, hoạt động xã hội, các nhà khoa học, các luật sư, phóng viên báo chí trong và ngoài nước đã đồng hành với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi công lý, ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân cả vật chất và tinh thần.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, v iệc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra trong chiến tranh ở Việt Nam là vấn đề vừa lâu dài, vừa quan trọng và cấp bách. Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam là lương tâm và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và động viên toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cần được xây dựng, củng cố ngày càng vững mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, có nhiều hình thức, biện pháp vận động các nguồn lực xã hội để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và kiên trì cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam.
Nhân dịp này, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp tục cuộc đồng hành nhân ái, vì hòa bình và công lý, cùng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau da cam.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch VAVA phát biểu tại Lễ kỷ niệm (Ảnh: KS) |
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Namcho biết: Mười năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, kiên trì vượt khó, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp hoạt động, nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác Hội. Đến nay, mạng lưới tổ chức Hội đã được thành lập ở 59/63 tỉnh, thành phố, 552 huyện, quận, 5.880 xã, phường với trên 300.000 hội viên. Công tác vận động các nguồn lực xã hội, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân đã đạt được kết quả đáng mừng. Trong mười năm qua, Hội đã vận động quyên góp được gần 718 tỷ đồng (gồm cả hiện vật quy ra tiền). Số tiền đó đã được chi trợ cấp làm nhà ở, xây dựng cơ sở bán trú nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân ở các địa phương, trao học bổng, hỗ trợ tìm việc làm, vốn sản xuất, khám chữa bệnh cho nạn nhân…
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm (Ảnh: KS) |
Cũng theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, cuộc đấu tranh đòi công lý đã giành được thắng lợi quan trọng về xã hội và nhân văn, góp phần đáng kể vào cuộc vận động và đấu tranh đòi Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam . Trong những năm từ 1961 – 1971, quân đội Mỹ đã phun rải 80 triệu lít chất độc, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366kg dioxin xuống gần 1/4 diện tích miền Nam nước ta, gây nên một thảm họa chưa từng có đối với môi trường và sức khỏe con người. Chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người trong số đó là nạn nhân. Giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là một nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi sự hợp lực của toàn xã hội.
Theo CPV
Ý kiến ()