Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương
Được thành lập vào ngày 8-6-1993 tại Cu-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a, Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) là một cấu trúc khu vực mang tính phi chính phủ nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin cũng như an ninh khu vực thông qua đối thoại, tham vấn và hợp tác.CSCAP hiện gồm 21 thành viên chính thức, trong đó có tám nước ASEAN (trừ Lào và Mi-an-ma), Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Ấn Độ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Pa-pua Niu Ghi-nê. Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng của Ấn Độ là thành viên liên kết.Các hoạt động của CSCAP được hướng dẫn bởi Ban chỉ đạo, gồm các đại diện của Ủy ban thành viên cấp cao lập tại mỗi quốc gia thành viên. Ban chỉ đạo CSCAP họp thường kỳ hai lần/năm tại Cu-a-la Lăm-pơ vào tháng 6 và tại một nước thành viên khác vào tháng 11 hoặc 12. Ban chỉ đạo được đồng chủ trì bởi một thành viên từ Ủy ban thành viên các nước ASEAN và một từ Ủy ban thành viên các nước không thuộc ASEAN. Hiện...
CSCAP hiện gồm 21 thành viên chính thức, trong đó có tám nước ASEAN (trừ Lào và Mi-an-ma), Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Ấn Độ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Pa-pua Niu Ghi-nê. Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng của Ấn Độ là thành viên liên kết.
Các hoạt động của CSCAP được hướng dẫn bởi Ban chỉ đạo, gồm các đại diện của Ủy ban thành viên cấp cao lập tại mỗi quốc gia thành viên. Ban chỉ đạo CSCAP họp thường kỳ hai lần/năm tại Cu-a-la Lăm-pơ vào tháng 6 và tại một nước thành viên khác vào tháng 11 hoặc 12. Ban chỉ đạo được đồng chủ trì bởi một thành viên từ Ủy ban thành viên các nước ASEAN và một từ Ủy ban thành viên các nước không thuộc ASEAN. Hiện nay, đồng chủ tịch là tiến sĩ Đan-chông Kim đến từ CSCAP Hàn Quốc và Ngài Qua Chông Goan từ CSCAP Xin-ga-po. Ban chỉ đạo được một Ban thư ký hỗ trợ. Ủy ban này hiện được đặt tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Cu-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a.
Các hoạt động của CSCAP chủ yếu thông qua hai cơ cấu cơ bản là Nhóm nghiên cứu và Nhóm chuyên gia. Hai nhóm này tổ chức các diễn đàn đa phương nhằm xây dựng đồng thuận trong khu vực, giải quyết các vấn đề nảy sinh và nghiên cứu những vấn đề nhạy cảm trong các đối thoại chính thức. Nhóm nghiên cứu thường họp hai lần trong năm để hoạch định các chính sách trong mỗi cuộc họp, sau đó bổ sung và đưa ra báo cáo, chỉ ra những tác động của các chính sách có tính thực tiễn cao trước khi trình lên kênh 1 (kênh chính thức). Nhóm nghiên cứu hỗ trợ và bổ sung các tài liệu nghiên cứu cũng như phân tích cho các diễn đàn đa phương, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), một diễn đàn trao đổi ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao với sự tham vấn của Bộ Quốc phòng để đối thoại các vấn đề an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương. Hiện có bốn nhóm nghiên cứu đang hoạt động, là: Nhóm nghiên cứu về an ninh mạng như một chiến lược trọng tâm để bảo đảm cho không gian mạng ở châu Á – Thái Bình Dương, đồng Chủ tịch gồm các CSCAP của Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po; Nhóm nghiên cứu an ninh nguồn nước khu vực Đông – Nam Á, đồng Chủ tịch gồm các CSCAP Cam-pu-chia, Nhật Bản, Thái-lan và Việt Nam; Nhóm nghiên cứu về điều hành an ninh đa phương tại Đông Bắc Á, Bắc Thái Bình Dương, đồng Chủ tịch gồm các CSCAP Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc và Nhóm nghiên cứu về ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở châu Á – Thái Bình Dương, đồng Chủ tịch gồm các CSCAP Mỹ và Việt Nam.
Từ tháng 12-1996, Việt Nam tham gia đầy đủ vào CSCAP. Học viện Ngoại giao là thành viên đại diện của nước ta trong CSCAP. Hiện Việt Nam là đồng Chủ tịch của hai nhóm nghiên cứu là Nhóm nghiên cứu an ninh nguồn nước khu vực Đông – Nam Á và Nhóm nghiên cứu về ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong xu thế hội nhập quốc tế nói chung, thời gian qua, Việt Nam đã tăng cường hoạt động trong CSCAP, cùng các nước ASEAN khác đấu tranh bảo vệ quan điểm của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng, đồng thời từng bước chủ động đưa ra thảo luận các vấn đề an ninh trực tiếp liên quan nước ta như an ninh giàn khoan dầu, an ninh nguồn nước, qua đó thúc đẩy đối thoại và hợp tác khu vực trong các lĩnh vực này. Tháng 3-2011, Học viện Ngoại giao lần đầu tổ chức cuộc họp của Nhóm nghiên cứu an ninh nguồn nước tại Hà Nội.
Theo Nhandan
Ý kiến ()