LSO-Năm 2011, cuốn sách “Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành đã ra mắt công chúng. Cuốn sách chỉ dày 166 trang với 32 câu hỏi đáp nhưng đã vẽ lại khá đầy đủ bức tranh về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Từ quê hương khởi nghĩa đã ra đời đội quân vũ trang cách mạng đầu tiên của nhân dân ta, và khẳng định con đường đấu tranh vũ trang cách mạng đánh đuổi ngoại xâm. Học sinh Trường THPT Bắc Sơn xem hiện vật tại Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc SơnDo tình cờ mà tôi có được cuốn sách hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Chuyện là một lần về thăm cô giáo cũ, họa sĩ Đào Minh Nguyệt, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội, cô khoe vừa được biếu mấy cuốn sách do người thân của cô họa sĩ Anh Thơ- người vẽ bìa cuốn sách “Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn” tặng. Biết học trò người xứ Lạng nên cô tặng lại một cuốn và dặn: “đọc kỹ, sách hay lắm đấy”! Quả đúng như vậy...
LSO-Năm 2011, cuốn sách “Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành đã ra mắt công chúng. Cuốn sách chỉ dày 166 trang với 32 câu hỏi đáp nhưng đã vẽ lại khá đầy đủ bức tranh về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Từ quê hương khởi nghĩa đã ra đời đội quân vũ trang cách mạng đầu tiên của nhân dân ta, và khẳng định con đường đấu tranh vũ trang cách mạng đánh đuổi ngoại xâm.
Học sinh Trường THPT Bắc Sơn xem hiện vật tại Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn
Do tình cờ mà tôi có được cuốn sách hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Chuyện là một lần về thăm cô giáo cũ, họa sĩ Đào Minh Nguyệt, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội, cô khoe vừa được biếu mấy cuốn sách do người thân của cô họa sĩ Anh Thơ- người vẽ bìa cuốn sách “Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn” tặng. Biết học trò người xứ Lạng nên cô tặng lại một cuốn và dặn: “đọc kỹ, sách hay lắm đấy”! Quả đúng như vậy ngay từ dòng đầu tiên cuốn sách đã lôi cuốn tôi. Không giống như sách nhắc lại sử một cách khô cứng, những trang đầu sách đã vạch ra khá tỷ mỉ bối cảnh lịch sử dân tộc trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Lúc bấy giờ do bù đắp những tổn hại chiến tranh, thực dân Pháp ra hàng loạt các chính sách “kinh tế chỉ huy” để tăng thuế. Nhiều khoản thuế vô lý đè nặng lên người dân quê miền núi vốn đã rất nghèo. “Tức nước vỡ bờ” nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra như cuộc đấu tranh do ông Lâm Trung Lập, ở Khau Kiêng đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh lại bọn thực dân pháp và tay sai. Thế nhưng những cuộc khởi nghĩa như thế đều thất bại vì thiếu đường lối đúng đắn. Nhu cầu của cách mạng Bắc Sơn lúc ấy là một tổ chức đứng ra lãnh đạo, tập hợp nhân dân chống giặc ngoại xâm. Vào giữa năm 1936, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã cử đồng chí Đặng Tùng về gây dựng cơ sở đảng, tuyên truyền thành lập chi bộ đảng ở Bắc Sơn. Ngày 25/9/1936, (tại Hội nghị tọa đàm về khởi nghĩa Bắc Sơn 6/5/1971 đã thống nhất xác định lấy cuộc họp ngày 25/9/1936 là ngày thành lập chi bộ đầu tiên- SĐD trang 30) chi bộ đảng đầu tiên được ra đời ở Mỏ Tát xã Vũ Lăng (Bắc Sơn) và từ đây phong trào cách mạng Bắc Sơn đã có Đảng lãnh đạo. Ngay khi ra đời chi bộ đầu tiên, phong trào cách mạng ở Bắc Sơn lên cao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Bắc Sơn đứng lên đấu tranh công khai, chống bắt lính, chống mộ phu trong ngày mùa. Những cuộc đấu tranh ấy như một lần tập dượt cho khởi nghĩa sau này. Ngày 26/9/1940 khi quân Nhật tấn công Lạng Sơn các chiến sĩ cách mạng ở nhà tù Lạng Sơn thoát ngục về Bắc Sơn, ngay sáng 27/9/1940 cùng các tổ đảng Bắc Sơn họp khẩn cấp để chuẩn bị khởi nghĩa. 8 giờ tối 27/9, 3 đội quân vũ trang do các chiến sĩ cộng sản Bắc Sơn lãnh đạo đã cùng nhân dân nổ súng tấn công đồn Mỏ Nhài. Trước khí thế của quân khởi nghĩa và nhân dân Bắc Sơn, 22 tên lính và 1 viên tri châu đã bỏ chạy. Khởi nghĩa Bắc Sơn thành công như một hồi chuông báo hiệu các cuộc khởi nghĩa vũ trang tiếp theo. Bắc Sơn trở thành khu căn cứ vững chắc nối liền với Võ Nhai, Thái Nguyên thành chiến khu cách mạng những ngày tiền khởi nghĩa. Cuốn sách hỏi đáp về khởi nghĩa Bắc Sơn đã phân tích kỹ nghệ thuật chiến tranh cách mạng, thế tấn công, thoái thủ để bảo toàn lực lượng. Giá trị ấy không chỉ với khởi nghĩa Bắc Sơn mà nó còn là bài học to lớn cho chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc sau này. Đọc cuốn sách, từng tên xóm, tên làng, từng con người cụ thể gắn với cuộc khởi nghĩa rất sống động. Có những người còn, có những người đã mất nhưng dường như vẫn phảng phất đâu đây tiếng hô xung phong của họ, hòa cùng tiếng hò reo chiến thắng. Đây là cuốn sách đầu tiên viết dưới dạng hỏi đáp lịch sử, một phong cách học sử mới được đưa vào kho tàng tủ sách lịch sử Việt Nam. Mong rằng cuốn sách này sẽ được phát hành rộng hơn nữa, bởi hiện nay rất khó tìm mua tại Lạng Sơn.
Bìa cuốn sách “Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn”
72 năm đã qua đi, nhưng đọc cuốn Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, từng trang của cuộc khởi nghĩa vẫn sống động. Những điều ấy đã minh chứng một Bắc Sơn, Lạng Sơn hào hùng trong chống giặc ngoại xâm, một tinh thần quả cảm, theo Đảng vì dân của những người khởi nghĩa đã làm nên một Bắc Sơn ngày ấy, hôm nay, và cho cả ngày mai.
Đông Bắc
Ý kiến ()