Ngày 21-2-1976, Học viện Quân sự cao cấp - tiền thân của Học viện Quốc phòng (HVQP) được thành lập. Sau gần một năm chuẩn bị, ngày 3-1-1977, Học viện khai giảng khÓA học đầu tiên. Từ đó, ngày 3-1 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của HVQP. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng, Học viện thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện - đào tạo và nghiên cứu khoa học, xứng đáng với vị trí là học viện hàng đầu của quốc gia. Học viên Học viện Quốc phòng nghiên cứu thực tế tại Lữ đoàn Pháo binh 490. Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Quốc phòng đã có sự phát triển về chất, trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến dịch - chiến lược của Quân đội và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước; trung tâm nghiên cứu khoa học (NCKH) quốc phòng, quân sự của quốc gia. Đến nay, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng nghìn cán bộ cao cấp cho...
Ngày 21-2-1976, Học viện Quân sự cao cấp – tiền thân của Học viện Quốc phòng (HVQP) được thành lập. Sau gần một năm chuẩn bị, ngày 3-1-1977, Học viện khai giảng khÓA học đầu tiên. Từ đó, ngày 3-1 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của HVQP. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng, Học viện thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện – đào tạo và nghiên cứu khoa học, xứng đáng với vị trí là học viện hàng đầu của quốc gia.
Học viên Học viện Quốc phòng nghiên cứu thực tế tại Lữ đoàn Pháo binh 490.
Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Quốc phòng đã có sự phát triển về chất, trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến dịch – chiến lược của Quân đội và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước; trung tâm nghiên cứu khoa học (NCKH) quốc phòng, quân sự của quốc gia. Đến nay, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng nghìn cán bộ cao cấp cho Đảng, Nhà nước và Quân đội; trong đó hàng trăm đồng chí phát triển thành cán bộ chủ chốt, tướng lĩnh, các nhà khoa học hàng đầu về quân sự, quốc phòng; nghiên cứu thành công nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ Quốc phòng về khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội-nhân văn quân sự; tích cực tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về đường lối, chiến lược quốc phòng, quân sự… Với những thành tích ấy, Học viện vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ đổi mới.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh khu vực, quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc; nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những nội dung mới, yêu cầu mới. Với truyền thống “trung thành, tận tụy, đoàn kết, sáng tạo”, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện thường xuyên quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ toàn diện, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện – đào tạo (HL-ĐT) và NCKH với các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp HL-ĐT. Đây là giải pháp luôn được Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đặc biệt coi trọng. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, nhất là bám sát các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 9, Nghị quyết số 86 của Quân ủy T.Ư, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Đảng ủy Học viện đã xác định ba khâu đột phá: nâng cao chất lượng HL-ĐT, NCKH và xây dựng chính quy. Để làm được điều đó, cần quán triệt sâu sắc nguyên tắc kế thừa biện chứng trong quá trình hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp HL-ĐT; thực hiện tốt phương châm: “cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu”; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, kịp thời cập nhật những vấn đề mới về khoa học – nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự. Đổi mới chương trình, nội dung gắn với đổi mới phương pháp HL-ĐT; kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố hợp lý trong các phương pháp truyền thống với năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức dạy, học. Tích cực đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra huấn luyện theo hướng chặt chẽ, chính quy, khoa học, đúng quy chế.
Hai là, tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên ngang tầm nhiệm vụ. Để đội ngũ giảng viên ở Học viện Quốc phòng có nền kiến thức cơ bản, toàn diện, vững chắc; Học viện tập trung thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, làm cho mọi giảng viên thật sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có trí tuệ cao, tư duy sâu sắc và trình độ chuyên môn sư phạm giỏi. Hiện nay, Học viện tiếp tục phấn đấu duy trì tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học đạt từ 90 đến 95%, trong đó có hơn 30% số giảng viên đảm nhiệm tốt giảng dạy cho đối tượng đào tạo cấp chiến dịch, chiến lược, đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh và hợp tác đào tạo quốc tế. Học viện luôn chú trọng kiện toàn số lượng giảng viên theo biên chế, có tỷ lệ dự trữ 20%; đồng thời quan tâm phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên như: luân phiên cử đi đào tạo sau đại học, bồi dưỡng tại chức; đi thực tế đơn vị giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy theo yêu cầu nhiệm vụ HL-ĐT; phối hợp các cơ quan, đơn vị đề nghị Bộ Quốc phòng điều động một số cán bộ đã qua các cương vị lãnh đạo, chỉ huy ở cấp chiến dịch – chiến lược, có năng lực giảng dạy và NCKH về công tác tại Học viện. Nguồn giảng viên được tuyển chọn theo các hướng này sẽ bồi dưỡng, bổ sung nhau trong nghiên cứu và truyền thụ lý luận, đồng thời giải quyết thành công những vấn đề phức tạp do thực tiễn quốc phòng, quân sự đặt ra.
Ba là, đẩy mạnh đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác NCKH, xây dựng Học viện trở thành trung tâm NCKH của Quân đội và Nhà nước. Học viện luôn chú trọng đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác NCKH. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn giáo trình, tài liệu bảo đảm tính cơ bản, thống nhất, chuyên sâu, gắn lý luận với thực tiễn, cập nhật những phát triển mới, có tính khái quát, liên thông giữa các cấp học, bậc học, các loại hình đào tạo, phù hợp với từng đối tượng, với tư duy mới về quốc phòng và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Thực hiện tốt các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành và Học viện. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chỉ huy, quản lý, điều hành huấn luyện, diễn tập và các hoạt động khác.
Để thực hiện đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác NCKH, Học viện đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp từ định hướng nghiên cứu, đổi mới phương thức, quy trình quản lý triển khai các đề tài khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, nhất là đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên có trình độ trí tuệ và chuyên môn cao.
Bốn là, tích cực xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch, vững mạnh, Học viện vững mạnh toàn diện. Để xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, Học viện vững mạnh toàn diện, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với các chủ trương, biện pháp thích hợp, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đề cao trách nhiệm chính trị của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, công nhân viên toàn Học viện; đổi mới, phát huy dân chủ trong sinh hoạt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; thực hiện tốt khâu đột phá xây dựng chính quy bằng việc đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 814, ngày 24-5-2010 của Tổng Tham mưu trưởng và các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Tổng Tham mưu về đẩy mạnh xây dựng chính quy Quân đội trong tình hình mới. Ban Giám đốc Học viện luôn chú trọng phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, kết hợp chặt chẽ với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào thi đua quyết thắng và thi đua dạy tốt, học tốt, công tác tốt.
PHÁT huy những thành quả đã đạt được, Học viện Quốc phòng tiếp tục nỗ lực phấn đấu, tạo lập và huy động sức mạnh tổng hợp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; chú trọng bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người chất lượng cao trong HL-ĐT, NCKH; xứng đáng là một học viện hàng đầu của quốc gia, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()