LSO-Phát biểu tại buổi bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói về tự phê bình và phê bình: “Đây là khâu mấu chốt nhất nhưng thực hiện cũng nhiều khó khăn nhất. Bởi vì, nó đòi hỏi mỗi người phải tự phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá người khác”. Cán bộ UBND xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình giải quyết thủ tục hành chính cho công dân - Ảnh: BTĐảng viên ở cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình xuất phát từ quan điểm: tự phê bình và phê bình là dân chủ và nhân đạo. Bản chất của nó là xây dựng, là vươn tới sự hoàn thiện hoàn mỹ, là thúc đẩy sự tiến bộ, là cách mạng và khoa học, là vì nhân dân. Do đó, bản chất của tự phê bình và phê bình là hướng về cái đẹp. Tự phê bình và phê bình là phê phán, không đồng nghĩa trừng trị. Phê phán chỉ là sự...
LSO-Phát biểu tại buổi bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói về tự phê bình và phê bình: “Đây là khâu mấu chốt nhất nhưng thực hiện cũng nhiều khó khăn nhất. Bởi vì, nó đòi hỏi mỗi người phải tự phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá người khác”.
Cán bộ UBND xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình giải quyết
thủ tục hành chính cho công dân – Ảnh: BT
Đảng viên ở cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình xuất phát từ quan điểm: tự phê bình và phê bình là dân chủ và nhân đạo. Bản chất của nó là xây dựng, là vươn tới sự hoàn thiện hoàn mỹ, là thúc đẩy sự tiến bộ, là cách mạng và khoa học, là vì nhân dân. Do đó, bản chất của tự phê bình và phê bình là hướng về cái đẹp. Tự phê bình và phê bình là phê phán, không đồng nghĩa trừng trị. Phê phán chỉ là sự mổ xẻ một căn bệnh mang ý nghĩa như là sự khởi nguyên của một quy trình để chữa lành con bệnh, làm cho con người tồn tại, phát triển khỏe mạnh. Mổ xẻ chỉ có thể có ý nghĩa khi nó đạt tới cái thiện và cái đẹp. Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình có ý nghĩa như là một “vũ khí thần diệu”, vì vậy, việc sử dụng nó phải có khả năng như là nắm vững một khoa học và nghệ thuật đặc biệt. Tư tưởng “khéo sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình” của Hồ Chủ tịch là do quan điểm dân chủ và nhân đạo chi phối. “Khéo” đi từ cái tôi đơn lẻ đến cái tôi hòa nhập trong xã hội, từ đấu tranh giữa các mặt đối lập, tốt và xấu, đúng và sai, cao cả và thấp hèn, văn minh và tàn bạo…trong mỗi con người, trong từng tổ chức đến toàn xã hội. “Khéo” còn là một hệ thống những biện pháp tác động, thúc đẩy theo cùng một phương, là một tổng hợp lực từ bảo ban, giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa, thuyết phục đến trừng phạt, từ trên xuống và từ dưới lên; từ trong nội bộ Đảng đến ngoài xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người cách mạng và đoàn thể cách mạng cần phê bình và tự phê bình thiết tha như người ta cần không khí”. “Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy hại đến tính mệnh”. Cho nên, “Một Đảng mà giấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Đối tượng trực tiếp của tự phê bình và phê bình của đảng viên ở cơ sở là việc chứ không phải là người. Quan điểm đó làm cho con người không bị rơi vào cái tôi vị kỷ, thấp hèn, thù hận, trả đũa, tranh giành, được thua, đố kỵ, ghen ghét giữa con người với nhau. Theo Bác: phê bình là sự gột rửa “cái bên ngoài” của con người, không cho nó “ô nhiễm” con người. Người coi tự phê bình và phê bình như là dùng khăn mặt, xà phòng gột rửa cái nhơ bám vào con người chứ không phải cắt bỏ thân thể con người. Tự phê bình và phê bình như là uống thuốc xổ, xổ xong rồi lại phải bồi bổ cho con người khỏe mạnh. Người nói: “Tự phê bình là chính, phê bình mình trước, phê bình người sau”. Phê bình là để con người mình tự hoàn thiện hơn. Con người chỉ có thể sống tốt đẹp hơn và làm việc có ích hơn khi tự mình biết đấu tranh, sửa chữa lỗi lầm. Tư tưởng người xưa thật có lý khi nói “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Đảng viên ở chi bộ cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ tình đồng chí thương yêu. Nhưng càng thương yêu bao nhiêu lại càng phải yêu cầu bấy nhiêu. Bác Hồ nêu ra nguyên tắc nêu gương và đòi hỏi phải khắc phục khuyết điểm. Người yêu cầu “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Nguyên tắc trong tự phê bình và phê bình là “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”. Tình thương yêu nhằm tiếp cận và thực hành một chân lý làm cho con người đón nhận tự phê bình và phê bình như là một chất kích thích để sinh trưởng, chứ không phải là một cái gì đó rất đáng sợ, cần đề phòng. Càng không thể coi đó là những âm mưu, thủ đoạn đối xử giữa những đồng chí với nhau. Tự phê bình và phê bình của đảng viên ở cơ sở chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự lãnh đạo đúng và sáng suốt của cấp trên, đồng thời phát động được quần chúng hưởng ứng một cách chân thành và xây dựng. Làm được như vậy thì tránh được bệnh chủ quan, quá máy móc; hoặc thái độ đối với những người mắc khuyết điểm, sai lầm như đối với hổ mang, thuồng luồng.
Tư tưởng của Hồ Chủ tịch về tự phê bình và phê bình đang là sự chỉ dẫn sâu sắc về mặt lý luận và hướng dẫn tư tưởng, hành động cho Đảng và Nhà nước ta. Có thể tóm tắt như sau:
1-Lãnh đạo Đảng và Nhà nước là tấm gương để xã hội soi chung. Gương càng sáng, càng trong, con người càng soi tỏ mặt mình mà tẩy rửa “vết nhọ”. Vì vậy, nội bộ Đảng, cơ quan Nhà nước phải thật trong sáng, sạch sẽ trước. Đảng viên và cán bộ có quyền, có chức, là những người có trọng trách trước tiên trong việc giữ tấm gương đó.
2-Phát động một phong trào rộng rãi, sâu sắc, liên tục trong nhân dân, bằng tất cả những phương tiện thông tin đại chúng, nêu gương “người tốt, việc tốt”. Lên án những khuyết điểm, lỗi lầm của tất cả những người vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước. Bất cứ ai, ở cương vị nào cũng đều phải tuân theo pháp luật. Công khai, công minh là cách tốt nhất để tiến hành tự phê bình và phê bình.
3-Làm trong sạch từ trong nội bộ Đảng và các cơ quan Nhà nước, bắt đầu từ cấp trên tự kiểm điểm trước, sau đó đến các cấp dưới rồi đến đảng viên để nhân dân tin tưởng và vui lòng phê bình cán bộ, đảng viên. Loại bỏ, trừng phạt ngay những bọn sâu dân, mọt nước; những kẻ làm ô danh Đảng, những kẻ tham nhũng và cơ hội để làm gương..
Tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vượt qua được tất cả những thử thách ngặt nghèo, đủ sức để tiếp tục tiến lên, nếu mỗi đảng viên tự phê bình và phê bình thật tốt, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
Mai Tùng
Ý kiến ()