Học tập Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, xây dựng Ðảng bộ Bắc Ninh trong sạch, vững mạnh
Thành phố Bắc Ninh. ( Ảnh: BẢO CHÂU )Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc, trẻ tuổi nhất của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh. Tài năng và sự cống hiến to lớn, phẩm chất chính trị kiên cường, đức hy sinh cao cả của đồng chí đã để lại cho Đảng ta một tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh cách mạng.Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Phù Khê, trước đây là tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn nay thuộc xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 1927-1928, là lớp đảng viên thuộc thế hệ đầu tiên và được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng (3-1938) khi chưa đầy 26 tuổi.Với 29 tuổi đời hơn 13 năm hoạt động cách mạng, bảy năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, hai năm làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân...
Thành phố Bắc Ninh. ( Ảnh: BẢO CHÂU ) |
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ – một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc, trẻ tuổi nhất của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh. Tài năng và sự cống hiến to lớn, phẩm chất chính trị kiên cường, đức hy sinh cao cả của đồng chí đã để lại cho Đảng ta một tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh cách mạng.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Phù Khê, trước đây là tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn nay thuộc xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 1927-1928, là lớp đảng viên thuộc thế hệ đầu tiên và được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng (3-1938) khi chưa đầy 26 tuổi.
Với 29 tuổi đời hơn 13 năm hoạt động cách mạng, bảy năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, hai năm làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta cả trong hoạt động thực tiễn và lý luận chính trị.
Đồng chí là một tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về tinh thần, tự học tập, rèn luyện và trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng; người chỉ đạo thay đổi chiến lược cách mạng, tạo nên những bước ngoặt quan trọng của cách mạng nước ta giai đoạn 1938-1942, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.
Hơn 82 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt, sau 15 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế liên tục tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại; GDP bình quân đầu người đạt hơn 2.100 USD; giá trị sản xuất trồng trọt đạt 98,4 triệu đồng/ha (tăng 5,6 lần so với năm 1997); hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, chất lượng cao; trường học, trạm y tế, hệ thống điện, giao thông được kiên cố hóa. Lĩnh vực văn hóa – xã hội có chuyển biến mạnh mẽ; sự nghiệp y tế, giáo dục, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng; chính sách xã hội được quan tâm toàn diện.
Công tác quốc phòng – an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; cải cách hành chính có nhiều tiến bộ.
Công tác xây dựng Đảng được coi trọng; việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh được xác định là nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, có đức, có tài, nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ lý luận và năng lực thực tiễn. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Công tác tổ chức cán bộ được tập trung chỉ đạo bảo đảm công khai dân chủ; việc bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, kết quả kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng được tăng cường, hoạt động của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đạt nhiều kết quả tiến bộ.
Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã đạt được trong những năm qua là rất đáng tự hào. Nhưng, bên cạnh đó cũng còn những hạn chế, thách thức: Kinh tế mặc dù tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững; hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu; ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện có mặt hiệu quả còn thấp, cần có chiến lược phù hợp, nhằm thúc đẩy tỉnh Bắc Ninh bước vào chu kỳ phát triển mới theo hướng bền vững hơn.
Học tập và phát huy tinh thần cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, phát huy truyền thống văn hiến, cách mạng của quê hương, trong những năm tới, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung quy hoạch, tổ chức không gian kinh tế và đô thị, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có tính liên kết đồng bộ, hiện đại, phát huy lợi thế địa kinh tế, xây dựng Bắc Ninh thành điểm sáng về tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý; đa dạng hóa nguồn vốn và hình thức đầu tư; thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, khuyến khích các dự án trong nước. Phát triển các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại; phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Phát huy toàn diện các lĩnh vực văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường; thực hiện tốt chính sách an sinh – xã hội; tạo việc làm; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Chú trọng giáo dục thực chất, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó hướng chất lượng đào tạo, dạy nghề là khâu đột phá. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh toàn diện. Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, duy trì vững chắc trong tốp 10 tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất cả nước; mở rộng và chú trọng chất lượng thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông hiện đại” tạo sự công khai, minh bạch, tiện lợi cho nhân dân.
Phát triển kinh tế – xã hội bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Để xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, đồng thời có được đội ngũ cán bộ, đảng viên tốt, nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài các cấp ủy đảng cần quan tâm củng cố, xây dựng và chỉnh đốn Đảng đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI về xây dựng Đảng. Mỗi tổ chức đảng, đảng viên hơn bao giờ hết phải tăng cường rèn luyện ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc; ý chí vượt qua khó khăn thách thức; dám nghĩ, dám làm; không ngại khó, ngại khổ, xung phong vào những nơi khó khăn, đảm đương nhiệm vụ, trọng trách nặng nề; thẳng thắn đấu tranh với những tiêu cực, tham nhũng, mỗi tổ chức đảng phải xây dựng được quy chế thực hiện dân chủ trong tự phê bình và phê bình đối với đảng viên, người đứng đầu cấp ủy các cấp. Phát huy dân chủ thật sự trong Đảng, thực hiện thành nền nếp việc chất vấn tại các phiên họp tỉnh ủy, các phiên họp của cấp ủy và HĐND các cấp. Xây dựng quy định tiêu chí, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đổi mới cách lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá, nhận xét cán bộ theo hướng cụ thể và mở rộng đối tượng tham gia. Đẩy mạnh học tập tin học, ngoại ngữ nhất là đối với cán bộ trẻ, cán bộ nguồn và thực hiện thường xuyên công tác luân chuyển cán bộ. Tích cực tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Thực hiện chủ trương đưa sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy về các xã, phường công tác nhằm tạo nguồn cán bộ trẻ vừa để nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở vừa phục vụ cho công tác quy hoạch và chiến lược cán bộ lâu dài về sau. Thực hiện nghiêm quy định các đồng chí là ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện (ít nhất một lần trong quý) sinh hoạt với các chi bộ cơ sở; đảng viên ở chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn (mỗi tháng một lần) sinh hoạt với chi bộ thôn nơi cư trú.
Định kỳ hằng tháng, quý, năm tổ chức sinh hoạt và tự kiểm điểm đánh giá, dũng cảm tự phê bình công khai những hạn chế yếu kém, đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm và chịu trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng với tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên, trong sinh hoạt đảng cần có sự phối hợp với công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, sự giám sát của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội. Mở rộng kênh thông tin đối thoại dân chủ đối với quần chúng nhân dân.
Tổ chức Đảng và người đứng dầu cấp ủy định kỳ tiếp xúc, kiểm điểm và lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng. Chịu trách nhiệm trả lời cũng như giải quyết, xử lý những hạn chế yếu kém mà Nghị quyết Trung ương đã đề cập.
Bài học thực tiễn được rút ra từ việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), cũng như trong tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, đồng thời các cấp ủy đảng đang tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đã thể hiện đúng đắn quan điểm có tính nguyên tắc: “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” của Đảng ta. Qua đó, khẳng định “Tự chỉ trích” không chỉ là quyết tâm chính trị của Đảng, mà nó còn có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố niềm tin, sự kỳ vọng, mong mỏi của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với Đảng ở Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()