Học CNTT có khó không?
Có được phép lựa chọn trường để nhập học? Em bị buộc thôi học thì phải làm sao? Đạt khoảng 15-18 điểm nên thi trường nào ? Muốn học hai trường thì có khó khăn về hồ sơ nhập học? Điểm chuẩn sao lại có phía Bắc và phía Nam?…
Thí sinh dự thi đại học năm 2009. (Ảnh: Việt Hưng)
*Trả lời:
Tất nhiên là em hoàn toàn được phép lựa chọn trường học khi xảy ra trường hợp ở trên. Sở dĩ thưc hiện được là do kỳ thi CĐ là một kì thi tổ chức đợt 3 không liên quan đến kết quả xét tuyển ở bậc ĐH.
Mức học phí cụ thể của Trường ĐH Tài chính Marketing thì em có thể tham khảo trong cẩm nang “Những điều cần biết…” sẽ được phát hành vào vài ngày tới.
Riêng đối với Trường CĐ Kinh tế đối ngoại là trường CĐ công lập nên mức học phí tuân thủ theo quy định của nhà nước.
Như Ban tư vấn đã trả lời nhiều lần, việc có được bảo lưu hay không còn tuân thủ theo quy định và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường.
Việc Hiệu trưởng đưa em một cái đơn nghỉ học mà em vẫn ký nhận vào đó là sai sót của em. Tuy nhiên cách làm này không thấu tình đạt lý nhất là đối với ngành giáo dục hiện nay.
Để Dân trícó thể giúp em tháo gỡ vấn đề thì tốt nhất em nên email cho Ban tư vấn các thông tin cần thiết sau: Họ tên sinh viên, số điện thoại, trường đang theo học và mẫu đơn đã ký xác nhận.
Trên cơ sở đó Ban tư vấn sẽ cố gắng khôi phục lại quyền được đi học của em. Mong sớm nhận được hồi âm.
Em bị kỷ luật buộc thôi học tháng 11 năm 2009. Cho em hỏi em có được tham gia kỳ thi Đại học năm 2010 không?( [email protected])
Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 thì đối tượng bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi) thì sẽ không được phép dự thi.
Tuy nhiên vấn đề kỷ luật thôi học ở đây cần phải để ý như sau: Nếu sinh viên buộc thôi học do các vi phạm pháp luận hoặc bị Hội đồng nhà trường kỷ luật sau khi vi phạm nghiệm trọng thì lúc đó mới bị tước quyền dự thi (chẳng hạn như tham gia đường dây thi hộ,…).
Đối với các trường hợp bị tạm dừng do kết quả học tập không tốt thì không phải là bị buộc thôi học nên được dự thi bình thường.
Ở đây em không nói rõ lý do mình bị buộc thôi học nên Ban tư vấn không thể đưa ra câu trả lời cụ thể.
Em muốn thi vào trường có khối ngành kinh tế như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng. Nếu em thi với số điểm khoảng 15-18 điểm thì những trường nào có cơ hội đậu. Em nghe nói Trường ĐH Mở TPHCM trở thành trường công lập nhưng học phí vẫn do trường tự thu và chi. Học phí của trường có cao hay không và học phí 1 năm là bao nhiêu? Cho em hỏi là hệ cao đẳng Trường ĐH Ngân Hàng có thi tuyển hay chỉ lấy điểm đại học xét tuyển. Khi em không đậu nguyện vọng 1 trường Ngân Hàng mới được xét tuyển NV2 vào hệ CĐ của trường hay là em rớt NV1 của trường ĐH nào cũng được xét tuyển vào hệ CĐ của trường?( [email protected])
Theo Ban tư vấn thì với lực học đạt từ 15-18 điểm thì cơ hội trúng tuyển của em sẽ cao nếu dự thi vào khối các trường tầm trung hoặc khối các trường ngoài công lập.
Tuy nhiên nêu em quyết tâm và có ý chí thì hoàn toàn có thể đầu đơn vào Khoa Kinh tế ĐH Quốc gia TPHCM thậm chí cả ĐH Ngân hàng.
Thông thường điểm chuẩn của các trường khối kinh tế top trên thuộc địa bàn TPHCM không quá cao. Nếu em thi đạt được tầm từ 18 điểm trở lên là hoàn toàn có cơ hội.
Vào thời điểm hiện tại chưa thể khẳng định được mức độ khó dễ của đề thi năm nay nên mọi việc mới chỉ là định hướng. Tốt nhất em nên dành thời gian ôn tập thật tốt, ổn định tinh thần và chọn trường mà phù hợp với sở trường của mình. Tất nhiên cũng nên quan tâm đến lực học và khả năng cạnh tranh ở các trường.
Mức học phí hiện nay đang có xu hướng tăng nhẹ kể cả khối trường công lập và tư thục. Chính vì thế để có thông tin về mức học phí của trường em có thể vào website của các trường hoặc tham khảo trong cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về tuyển sinh năm 2010” nhé.
Trước hết em cần đợi cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh năm 2010” ban hành để biết chính xác hình thức xét tuyển của hệ CĐ Trường ĐH Ngân hàng. Theo mọi năm thì nhà trường chỉ xét tuyển hệ CĐ đối với những thí sinh dự thi vào Trường ĐH Ngân hàng nhưng chưa trúng tuyển hệ ĐH.
Hiện em đang là sinh viên năm thứ 2, khoa công nghệ thông tin, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.Năm nay em muốn thi một trường đại học nữa, Và nếu trúng tuyển emdựđịnhtheo học cả 2 trường. Nhưng trường đại học mà em đang theo học giữ hồ sơ của em gồm cả học bạ lẫn bằng tốt nghiệp.Theo như em được biết thì khi có nguyện vọng thi lại thì cần sự đồng ý của trường mình đang theo học. Nhưng em muốn theo học hai trường đại học cùng một lúc. Mà các trường đều yêu cầu học bạ và bằng tốt nghiệp. Trong khi đó thì mỗi thí sinh chỉ có một bằng và một học bạ. Vậy bây giờ em phải làm như thế nào?( [email protected])
Thật ra rất ít các trường giữ học bạ và bằng gốc của sinh viên mà chỉ yêu cầu bản sao sau đó nộp bản gốc để kiểm tra đối chiếu. Chính vì thế theo Ban tư vấn việc làm hồ sơ nhập học sẽ không ảnh hưởng trong việc em muốn học cùng lúc hai trường.
Theo Ban tư vấn thì trước hết em cần phải xin phép nhà trường để được ĐKDT. Sau khi em trúng tuyển thì em hoàn toàn có thể trình bày nguyện vọng của mình để hai cơ sở đào tạo hỗ trợ em trong vấn đề làm hồ sơ nhập học.
Em có bằng đại học từ xa Huế ngành sư phạm tiểu học, bây giờ em muốn học 1 ngành khác của 1 trường đại học chính quy. Vậy phải làm sao? Có được xét tuyển hay phải thi? Hình thức thi thế nào? Gồm những môn nào? Hay em chỉ được theo văn bằng 2?( [email protected])
Nếu em muốn tiếp tục học một văn bằng 1 nữa của một trường ĐH chính quy thì bắt buộc em phải tham dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ được tổ chức vào tháng 7 hàng năm.
Để được dự thi thì em phải đáp ứng được điều kiện mà quy chế tuyển sinh ban hành sau đó mua hồ sơ ĐKDT điền thông tin và nộp theo đúng thời gian quy định. Việc thi môn nào còn phụ thuộc em chọn khối thi nào. Hiện tại khối các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi các khối A, B, C, D, V và khối năng khiếu. Ứng với mỗi khối thi sẽ có 3 môn thi tương ứng. Riêng với các khối năng khiếu có thể sẽ có nhiều môn thi hơn.
Trong trường hợp em muốn học văn bằng 2 thì nên chủ động liên hệ với các trường có đào tạo ngành em muốn học. Sau đó em phải mua hồ sơ và tham dự kì thi văn bằng 2.
Em xác nhận sẽ học CNTT và em muốn hỏi, học CNTT có khó không ? Em cũng hiểu biết rất nhiều về máy tính vì vậy muốn học. Ngoài ra về tìm trường học thì học lực em không giỏi nên phải học TCCN vì vậy cần Ban tư vấn giúp em chọn trường tốt đối với học lực của em và học phí không cao. Em ở Hà Đông.( [email protected])
Về phương diện nào đó thì học CNTT khá khó. Để học tốt CNTT thì ngoài năng khiếu ra em cần phải học tốt môn Toán và môn Ngoại ngữ.
Hiện nay có rất nhiều trường trung cấp đào tạo ngành CNTT. Các trường này đều đào tạo theo hướng thực hành là chủ yếu. Chủ yếu quá trình đào tạo mang tính cơ sở chuyên môn không đi sâu vào các chuyên ngành so với hệ ĐH, CĐ.
Theo Ban tư vấn em nên chọn các trường trung cấp có truyền thống đào tạo lâu đời đối với ngành CNTT thì sẽ được học trong môi trường tốt hơn. Bên cạnh đó thì đa số các trường này là công lập nên học phí sẽ không quá cao.
Em muốn hỏi về độ tuổi thi vào trường học viện an ninh nhân dân. Em là thí sinh tự do, tốt nghiệp THPT từ 2008. Ngày sinh là 2/7/1990. Em được biết độ tuổi thi vào các trường công an, quân đội là không quá 20 đối với thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT. Em muốn hỏi là như em có đủ điều kiện thi vào trường an ninh không? (vì ngày dự thi của năm 2010 là ngày 4,5/7) ( [email protected])
Theo quy định thì độ tuổi dự thi vào khối các trường công an là không quá 20 tuổi tính đến ngày dự thi. Theo ngày sinh em nêu trên thì rõ ràng em đã vượt ra ngoài quy định này.
Tuy nhiên theo Ban tư vấn thì tốt nhất em nên liên hệ với Công an tỉnh/thành phố nơi mình ĐKDT hộ khẩu thường trú để được trợ giúp. Nếu em có năng khiếu với ngành, có học lực tốt để đủ khả năng dự thi trúng tuyển thì rất có thể sẽ được linh động. Chúc em may mắn.
Em hiện đang là sinh viên năm thứ nhất và hiện đang học ở ngoại tỉnh. Năm nay em có nguyện vọng muốn thi lại, như thế khi làm hồ sơ em sẽ là đối tượng thuộc khu vực nào? Nơi em đang học hay tại địa phương của em?( [email protected])
Em nên lưu ý: Điểm ưu tiên khu vực tính theo nơi cư trú của trường THPT mà em theo học trước đó. Quy định này được áp dụng đối với cả thí sinh đã tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp vào tháng 5 tới.
Em đang học lớp 12. Theo em được biết các trường khối quân sự, khối công an điều phân ra 2 khu vực có điểm chuẩn khác nhau là miền bắc và miền nam.Vậy miền bắc, miền nam được tính như thế nào? Em ở tỉnh Quảng Trị thì được tính là miền bắc hay miền nam?( [email protected])
Em nên lưu ý: Đối với khối các trường quân sự thì quy định như sau: Đối với những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ Quảng Trị trở ra sẽ thi ở phía Bắc, còn những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ Quảng Bình trở vào sẽ thi cơ sở phía Nam. Chỉ tiêu ở mỗi cơ sơ là riêng biệt chính vì thế sẽ có điểm chuẩn phía Bắc và điểm chuẩn phía Nam.
Em thuộc Quảng trị sẽ thi ở phía Bắc. Mức điểm trúng tuyển sẽ được xây dựng theo điểm chuẩn phía Bắc.
Năm 2010 này, em trai em sẽ dự kỳ thi đại học. Xin ban tư vấn cho em biết: Trong khi làm bài thi thì trong chương trình nâng cao có 1 số công thức (Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau, từ 1 điểm đến đường thẳng, xét tính tương đối của 2 đường thẳng… trong hình giải tích, toán vector…) nếu làm phần theo chương trình cơ bản thì có được áp dụng không?( [email protected])
Theo quy định thì thí sinh có thể áp dụng tất cả các kiến thức trong chương trình SGK để làm bài không phân biệt là ban cơ bản hay nâng cao. Chính vì thế em hoàn toàn có thể thực hiện được điều em nêu trên.
Ý kiến ()