LSO-Làm chủ công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh; xây dựng thành công mô hình trồng dưa vàng Trung Quốc tại TP Lạng Sơn và nhân rộng ra địa bàn một số huyện trong tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân... Đó chỉ là hai trong số những kết quả hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) mà Lạng Sơn đạt được trong thời gian qua và chỉ là một phần trong sự đóng góp đáng kể của Hội đồng khoa học tỉnh (HĐKH) vào việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.Sản xuất giống khoai tây ở Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCNQuy tụ trí tuệ của các thành viên và đông đảo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia, nhiệm kỳ 2004-2010, HĐKH tỉnh đã góp ý, tư vấn, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản hành chính liên quan đến lĩnh vực KHCN. Trong đó trọng tâm là cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lý triển khai các nhiệm vụ KHCN và cụ thể hóa văn bản hướng dẫn của các...
LSO-Làm chủ công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh; xây dựng thành công mô hình trồng dưa vàng Trung Quốc tại TP Lạng Sơn và nhân rộng ra địa bàn một số huyện trong tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân… Đó chỉ là hai trong số những kết quả hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) mà Lạng Sơn đạt được trong thời gian qua và chỉ là một phần trong sự đóng góp đáng kể của Hội đồng khoa học tỉnh (HĐKH) vào việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
|
Sản xuất giống khoai tây ở Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN |
Quy tụ trí tuệ của các thành viên và đông đảo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia, nhiệm kỳ 2004-2010, HĐKH tỉnh đã góp ý, tư vấn, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản hành chính liên quan đến lĩnh vực KHCN. Trong đó trọng tâm là cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lý triển khai các nhiệm vụ KHCN và cụ thể hóa văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan để áp dụng vào thực tế theo đặc thù của tỉnh. Nhờ vậy đã tạo điều kiện cho hoạt động KHCN ở Lạng Sơn ngày càng thiết thực với sản xuất và đời sống. Cùng với đó, HĐKH tỉnh còn tích cực tư vấn xây dựng tổ chức bộ máy, phát triển tiềm lực KHCN. Kết quả là mạng lưới hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăng lên và củng cố, đến nay Lạng Sơn đã có 24 tổ chức có hoạt động liên quan đến KHCN trong đó có 1 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN trực thuộc Sở KHCN; 11/11 huyện, thành phố đã thành lập được HĐKH cấp huyện. Hàng năm, cán bộ và lãnh đạo phụ trách KHCN cấp huyện của các huyện, thành phố đều được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về công tác quản lý KHCN để từ đó nắm bắt, vận dụng linh hoạt trong điều kiện thực tế của địa phương.
Cùng với việc tham mưu, tư vấn về cơ chế, chính sách, xây dựng tổ chức bộ máy; HĐKH tỉnh không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ. Tiến sỹ Lường Đăng Ninh-Giám đốc Sở KHCN, Phó Chủ tịch HĐKH tỉnh cho biết: “Từ năm 2004-2010, Lạng Sơn triển khai thực hiện 140 đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng KHCN. Tính đến hết năm 2010, trong số này đã có 89 đề tài, dự án được nghiệm thu và được phổ biến để áp dụng vào thực tế sản xuất, đời sống phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”. Nổi bật trong đó phải kể đến lĩnh vực nông-lâm nghiệp với 48/80 đề tài, dự án được triển khai, chiếm 60%, như: nghiên cứu, điều tra xác định sâu bệnh hại trên các loại cây ăn quả đặc sản của tỉnh (hồng, quýt, na…); nghiên cứu, khảo nghiệm và đưa vào sản xuất một số giống mới; tìm giải pháp hạnh chế hiện tượng rụng quả hồng không hạt Bảo Lâm; nghiên cứu kéo dài thời gian thu hoạch đối với quýt Bắc Sơn… Đặc biệt, ở cấp huyện, nhiều đề tài, dự án đã đi vào cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực bà con nhân dân trên địa bàn như mô hình trồng gấc lai cao sản ở xã Vân Mộng; sản xuất phân vi sinh từ nguyên liệu phế thải; cải tiến máy cấy và máy gặt phù hợp với cánh đồng miền núi….
Bên cạnh đó, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, HĐKH tỉnh mà cơ quan thường trực là Sở KHCN đã tăng cường hợp tác quốc tế, trước hết là với Sở KHCN và các viện nghiên cứu thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc-nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng khá giống với Lạng Sơn. Từ năm 2006-2010, hai bên đã tổ chức được 32 đoàn cán bộ đến làm việc, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Sự hợp tác này đã tạo điều kiện cho Lạng Sơn tiếp cận và áp dụng tiến bộ KHCN của nước bạn vào hoạt động sản xuất trên địa bàn. Nhiều dự án hợp tác quốc tế như: “Hợp tác nghiên cứu cải tạo rừng hồi năng suất thấp và ứng dụng kỹ thuật chế biến sản phẩm hồi”; “Xây dựng mô hình trồng dưa vàng Trung Quốc tại Lạng Sơn” “trồng khảo nghiệm giống nho Cự Phong và nho Tảo Hồng Trung Quốc tại Lạng Sơn”… đã và đang được triển khai với kết quả bước đầu rất khả quan.
Nhằm thúc đẩy hoạt động KHCN, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, HĐKH tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, tập trung vào các nhiệm vụ KHCN trong các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông, công nghiệp và xây dựng; điều tra cơ bản và môi trường; khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh tăng cường công tác tham mưu, tư vấn đối với việc triển khai các nhiệm vụ KHCN trên địa bàn, HĐKH tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm tập hợp, phát huy “chất xám” của đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong và ngoài tỉnh phục vụ sự phát triển của địa phương.
Bảo Vy
Ý kiến ()