Hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Ngày 14-6, làm việc với tỉnh Vĩnh Long, thay mặt Đoàn công tác liên ngành (Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao), đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) nhấn mạnh: Vĩnh Long cần tập trung cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng, xét xử công bằng, đúng pháp luật.Tại Vĩnh Long, sau hơn năm năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, công tác cải cách tư pháp đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện tổ chức bộ máy; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp; hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của các cấp ủy với công tác tư pháp. Tòa án nhân dân hai cấp trong năm năm qua đã giải quyết hơn 24.500 vụ án các loại, đạt hơn 92,5% so tổng số các vụ án. Công tác xét xử luôn được chú trọng đổi mới...
Ngày 14-6, làm việc với tỉnh Vĩnh Long, thay mặt Đoàn công tác liên ngành (Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao), đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) nhấn mạnh: Vĩnh Long cần tập trung cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng, xét xử công bằng, đúng pháp luật.
Tại Vĩnh Long, sau hơn năm năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, công tác cải cách tư pháp đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện tổ chức bộ máy; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp; hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của các cấp ủy với công tác tư pháp. Tòa án nhân dân hai cấp trong năm năm qua đã giải quyết hơn 24.500 vụ án các loại, đạt hơn 92,5% so tổng số các vụ án. Công tác xét xử luôn được chú trọng đổi mới theo yêu cầu cải cách tư pháp; TAND hai cấp đã chủ động nghiên cứu giảm bớt thủ tục xét xử, tăng thời gian tranh tụng, phát huy vai trò luật sư, kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng tranh luận, làm cơ sở cho việc quyết định bản án. Việc tăng thẩm quyền đối với các Tòa án cấp huyện được thực hiện đúng lộ trình, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, số vụ án bị hủy chỉ còn 0,95%, số vụ phải sửa còn 2,5%, không có vụ án nào phải đình chỉ điều tra. Công tác thi hành án đạt tỷ lệ cao.
Đồng chí Trương Hòa Bình đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan tư pháp tỉnh Vĩnh Long trong thực hiện cải cách tư pháp, đặc biệt trong điều tra, truy tố, xét xử không để oan, sai và ghi nhận các kiến nghị của địa phương liên quan đến trang thiết bị chuyên ngành, cơ sở vật chất, ngạch lương cho các điều tra viên, biên chế theo hướng tăng cường cán bộ có trình độ cao, hướng dẫn mô hình phiên tòa mẫu theo tinh thần cải cách tư pháp, tăng biên chế phù hợp với thực tiễn… Đồng chí nhấn mạnh, trong những năm tới, Vĩnh Long cần nỗ lực thực hiện cải cách tư pháp, tập trung nâng cao chất lượng tranh tụng, xét xử công bằng, đúng pháp luật; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đối với đề án xây dựng tòa án sơ thẩm khu vực, đồng chí Trương Hòa Bình đã có những gợi ý cụ thể giúp địa phương hoàn thiện đề án cho hợp lý, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, đáp ứng yêu cầu xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp trong thời gian tới. Về mối quan hệ của các cơ quan tư pháp đối với tòa án sơ thẩm khu vực, TANDTC sẽ có các quy chế phối hợp để hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Theo Nhandan
Ý kiến ()